Chương 4 : TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NI VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA
5.2 Tình hình xuất khẩu cá tra sau vụ kiện (2003-2014)
5.2.1 Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Mặc dù bị áp đặt với mức thuế khá cao nhưng sản lượng XK cá da trơn sang Hoa Kỳ khơng hề giảm. Có thể nói, trong nhiều năm sau đó, cá da trơn liên tiếp là một trong những mặt hàng XK chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của XK thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Trong suốt 7 tháng đầu năm 2003 AFIEX và AGIMEX đã đạt được doanh thu hơn 1,5 triệu USD ở thị trường trong nước, sản phẩm cá tra của AGIFIEX chiếm hơn 90%, nhanh chóng bao phủ cả thị trường trong và ngoài nước sau vụ kiện. Sản lượng XK năm 2002-2003 tương ứng 30 và 26 triệu USD, nhưng giá trị XK năm 2004 đạt tới con số 46 triệu USD với sản lượng 15000 tấn.
Hoa Kỳ là nước có giá trị nhập khẩu hàng philê đơng lạnh lớn nhất từ Việt Nam, năm 2011 đạt kim ngạch tới 331,6 triệu USD, tăng trưởng tới 87,8% so với năm 201021, thị phần tăng từ 12% lên 18%, tới năm 2014 đạt 336,80 triệu USD ứng với 19,05% trên tổng kim ngạch cá tra xuất khẩu. Thị trường Hoa Kỳ vẫn đứng thứ hai thế giới của Việt Nam.
Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của VASEP
Hình 5.3 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2006- 2014
Hoa Kỳ là thị trường rất khó tính, địi hỏi và đặt ra nhiều tiêu chuẩn đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu vào. Bên cạnh đó cịn có những rào cản thương mại đối với cá tra Việt Nam gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp XK loại thủy sản này.
Sự bùng nổ của ngành cá tra diễn ra từ cuối năm 2005, cũng từ đó giá tất cả các sản phẩm đầu vào cho ngành cá hầu như đều tăng giá, chỉ có giá cá XK là khơng tăng, mà cịn giảm rất sâu. Giá cá XK trung bình từ năm 2009 chỉ cịn bằng 60% so năm 2000. Diện tích mặt nước ni cá tra vùng ĐBSCL có xu hướng giảm dần, từ 6.022 ha năm 2009 còn 5.911 ha năm 2012. Năm 2009 do phát triển “nóng”, diện tích ni cá đạt cao nhất là 6.022 ha, sau đó liên tục giảm dần đến năm 2011 còn 5.427 ha. Mãi cho đến năm 2012, thị trường XK khôi phục, giá thu mua nguyên liệu tăng trở lại làm tăng diện tích ni đạt 5.911 ha.
Trước tình hình đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn này cũng bị kéo theo. Sản lượng tăng nhưng ngoại tệ mang về không nhiều, năm 2006 kim ngạch chỉ đạt 72,85 triệu USD, và giảm nhẹ năm 2007 với 67,60 triệu USD và tiếp tục tăng nhưng không mạnh đến năm 2010 cơ cấu thị trường đạt 12,37% ứng với số ngoại tệ mang về là 176,63 triệu USD cho toàn ngành cá tra tại thị trường này.
Hoa Kỳ đã có lúc nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam lên rất cao (có lúc lên đến 2USD/Kg). Nhưng sau khi Việt Nam kiện Hoa Kỳ về việc áp dụng thuế chống bán phá giá thì đến cuối quý I và đầu quý II năm 2011, Hoa Kỳ đã giảm mức thuế chống bán phá giá xuống còn 0 – 0.2%. Và kim ngạch XK tăng đáng kể qua các năm. Năm 2011, sản lượng cá thu hoạch gần 1,2 triệu tấn. Trong đó, XK đạt hơn 600.000 tấn với kim ngạch XK đạt hơn 1,8 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2010; duy trì vị trí số 2 sau mặt hàng tơm (39,1%). Sản phẩm cá tra XK vẫn chủ yếu là hàng cá philê đông lạnh, với giá trị XK đạt 1,79 tỷ USD, chiếm tới 99% tổng kim ngạch XK cá tra của cả nước.
Năm 2012, XK từ Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, với kim ngạch đạt 46,6 triệu USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, riêng tháng 2 đạt 26,3 triệu USD, tăng 138,4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng so với 20,3 triệu USD của tháng 1/2012.Theo Tổng cục Thủy sản, trong năm 2012, ngành thủy sản phấn đấu nâng diện tích ni cá tra, cá tra lên khoảng 6.000 ha, nâng sản lượng từ lên 1,5 triệu tấn và đạt kim ngạch XK 1,76 tỷ USD.
Đến năm 2013 con số này vẫn tiếp tục tăng lên với kim ngạch đạt 380,76 triệu USD và cơ cấu thị trường chiếm 21,62% - đạt ngưỡng cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân của việc tăng trưởng này là do:
Dựa vào tiến bộ của khoa học công nghệ và ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại vào canh tác, kết hợp với sự quản lí nghiêm khắc mơi trường của chính quyền địa phương. Người nơng dân hiện tại đã giảm được tình trạng hao hụt trong sản xuất. Tình trạng cá tra chết trong ao giảm xuống còn 10% đến 20%22. Đây là một cơ hội tốt cho người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long giảm giá thành sản phẩm, trong khi nguyên liệu đầu vào trên đà tăng giá. Nền công nghiệp sản xuất cá da trơn Việt Nam đã thay đổi triệt để một cách nhanh chóng. Người nơng dân và nhà sản xuất đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ bằng cách tìm một thị trường mới thay thế và phát triển một phương pháp marketing tốt hơn. Thêm vào đó, AGIFISH, một trong những 22 Cá tra tỷ lệ chết giảm xuống còn 10%-18%, cá basa giảm xuống còn 17%-20% (Bộ NN&PTNT, 2015).
nhà sản xuất hàng đầu đã có những biện pháp mở rộng thị trường trong nước và XK sang thị trường nước ngoài với hơn 100 sản phẩm làm từ cá tra, và AFIEX có hơn 40 sản phẩm. Mặc dù, giá trị của sản phẩm đông lạnh (giá trị gia tăng của sản phẩm) ban đầu vẫn còn chưa cao, nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng tại siêu thị.
Nguồn: VASEP
Hình 5.4 Tỷ trọng trên tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2014
Theo nhận định của các doanh nghiệp, xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2014 giảm chủ yếu do thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) ở mức cao. Theo đó, mức thuế CBPG riêng rẽ của cơng ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp đã giảm từ 0,03 USD/kg xuống cịn 0,00 USD/kg, trong khi các cơng ty bị đơn tự nguyện đều tăng so với mức thuế cuối cùng đã công bố hồi cuối tháng 3 (31/3/2014), từ 0,42 USD/kg lên mức 1,20 USD/kg. Mức thuế suất đối với sản phẩm cá tra của doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là Hùng Vương vẫn giữ nguyên 1,20 USD/kg. Mức thuế suất chung toàn quốc là 2,11 USD/kg.
Ngày 17/01/2015 Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng cho lần rà sốt hành chính lần thứ 10 đối với sản phẩm philê cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, với mức thuế áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ ngày 01/08/2012 đến 01/08/2013 mà các công ty Việt
Nam phải chịu là 0,97 USD/kg, mức thuế chung cho các doanh nghiệp Việt Nam không được liệt kê trong danh sách là 2,39 USD/kg.
Việc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ quyết định chọn Indonesia làm nước thay thế để tính biên độ phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá do Việt Nam bị xem là nền kinh tế phi thị trường là không công bằng đối với Việt Nam, Indonesia là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam; cách nuôi cá tra tại Indonesia cũng không tương ứng với cách ni cá của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế việc chọn lựa Indonesia đã khiến Việt Nam phải chịu mức thuế cao và gây ảnh hưởng đến toàn ngành cá Tra Việt Nam. Từ nhiều năm qua, sản phẩm philê cá tra đông lạnh Việt Nam đã chịu mức thuế chống bán phá giá cao tại thị trường Hoa Kỳ, điều này gây ảnh hưởng đến đời sống của tồn thể các lao động trong ngành từ ni trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường Mỹ, đồng thời đi ngược lại xu thế hợp tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ mà chính phủ hai nước đang nỗ lực thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương được chính phủ hai bên đang tích cực đàm phán để đạt được sự thỏa thuận.
Tình hình xuất khẩu đầu năm 2015 sang Hoa Kỳ
Theo Hải quan Việt Nam, từ 1/1/2015 đến 15/3/2015 XK cá tra sang Mỹ đạt giá trị 62,59 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ hiện là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,9% tổng giá trị XK cá tra.
Theo số liệu của Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), 2 tháng đầu năm nay Mỹ NK 21.269 tấn cá tra và cá da trơn, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó NK cá tra Việt Nam chiếm 87,7% đạt 18.656 tấn, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá trung bình cá tra philê đông lạnh loại 5-7 oz XK sang Mỹ giảm đã ảnh hưởng tới XK cá tra sang thị trường này. Theo các doanh nghiệp giá cá tra loại này XK sang thị trường Mỹ hiện nay đang ở mức 1,45 USD/pound, giảm khoảng 5 xen so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, giá bán bn của một số sản phẩm cá khác thấp, đẩy doanh thu của các sản phẩm này tăng, cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến giá cá tra. Giá bán buôn cá hồi từ Na Uy, Ireland và Scotland giảm khoảng 30%, giá thấp trong khi hàng ln sẵn có nên mức tiêu thụ cá hồi nuôi tăng.
Theo một số doanh nghiệp, người tiêu dùng Mỹ hiện cũng quan tâm nhiều hơn tới nguồn cung thủy sản nuôi do thủy sản nuôi đã cải tiến chất lượng, đặc biệt có nhiều ý kiến tích cực về ni thủy sản bền vững, giá hấp
dẫn hơn thủy sản khai thác. Các chứng nhận như ASC cũng là cách để thu hút khách hàng, nhưng giá cả vẫn còn là vấn đề cần xem xét.
Bảng 5.2: Sản lượng nhập khẩu cá tra sang Mỹ hai tháng đầu năm 2015Đơn vị tính: Kg Đơn vị tính: Kg Nước 2014 2015 So sánh 2015/2014 (%) Argentina 42.167 0 -100 Bangladesh 16.330 0 -100 Brazil 109.055 6.480 -94,1 Burma 1.459 33.997 2.230,2 Trung Quốc 2.804.460 2.514.138 -10,3 El Salvador 15.187 19.249 26,7 Guyana 0 8.966 x Haiti 0 919 x Iceland 3.049 5.542 81,8 Malaysia 200 0 -100 Mexico 0 448 x Na-Uy 6.900 9.000 30,4 Philippines 13.732 0 -100 Nga 3.000 1.500 -50 Hàn Quốc 3.486 0 -100 Thái Lan 600 800 33,3 Uganda 28.140 10.134 -64,0 Venezuela 0 1.313 x Việt Nam 20.691.809 18.656.996 -9,8 Tổng 23.739.574 21.269.482 -10,40