Chương 4 : TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NI VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA
5.2 Tình hình xuất khẩu cá tra sau vụ kiện (2003-2014)
5.2.3 Khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cá tra
5.2.3.1 Khó khăn từ Luật nơng trại mới 2014 (Farm bill 2014)
Việc Mỹ thông qua Luật Nơng trại (Farm Bill 2014) có phần liên quan đến con cá tra Việt Nam và đưa vào việc giám sát, thanh tra của Bộ Nơng nghiệp Mỹ (USDA) thay vì Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) như bao lâu nay, đang gây ra những lo ngại.
Trước đây, FDA chỉ quản lý về vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng quản lý về vùng nuôi, doanh nghiệp Việt Nam tự lo về chất lượng hoặc do tổ chức thứ ba chứng nhận vùng nuôi. USDA giám sát và quản lý cả vùng nuôi, bắt buộc phải theo tiêu chuẩn, yêu cầu của USDA đưa ra. Với điều khoản này, nhiều người lo ngại USDA sẽ quy định cá da trơn Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang bằng với mặt hàng được nuôi tại Mỹ, từ vùng nuôi đến chế biến.
Farm Bill 2014 sẽ có những tác động đến ngành hàng cá tra Việt Nam trong tương lai. Điều này xảy ra trong bối cảnh Nhà nước xác định cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, do đó phải tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với người ni cá tra và doanh nghiệp chế biến. Có thể nói, các mặt hàng thủy sản đi đầu trong hội nhập quốc tế. Sản phẩm cá tra xuất khẩu đến nhiều nước nhờ đáp ứng các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của từng nước hay khu vực, với nhiều chứng nhận như: HACCP - phân tích mối nguy và kiểm sốt tới hạn, bắt buộc trong quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm, ASC - tiêu chuẩn tồn cầu trong ni trồng thủy sản có trách nhiệm, Global GAP - thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt tồn cầu, BRC - tiêu chuẩn tồn cầu về an toàn thực phẩm của Anh. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã có được bộ chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng BAP (Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Ni trồng thủy sản tồn cầu) mà Mỹ áp dụng… Dù theo chuẩn nào nhưng cơ bản vẫn là nuôi bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo trách nhiệm xã hội.
Vì vậy, những người trong ngành đều đón nhận với tinh thần lạc quan sẽ là nhân tố thúc đẩy việc tái cơ cấu ngành nuôi cá tra quyết liệt hơn. Tất nhiên có thể khó khăn trong thời gian đầu, nhưng khi có sự điều chỉnh hợp lý về mặt quản lý, tổ chức chứng nhận… thì việc sản xuất, chế biến, đóng gói cá tra sẽ đáp ứng dần các yêu cầu của Farm Bill 2014. Cho nên, điều cần làm là theo dõi và tìm hiểu kỹ những thơng tin liên quan để đáp ứng, không bỏ lỡ cơ hội. VASEP cũng cho biết, những quy định hợp lý sẽ có giải pháp kịp thời, nhưng nếu phi lý có thể sẽ kiện ra WTO như đã làm với con tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ.
5.2.3.2 Khó khăn do biến động tỷ giá năm 2015
Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, “cuộc chiến” giữa các đồng tiền chủ chốt mà cụ thể là đồng USD tăng giá mạnh và đang tiến tới gần ngang bằng với đồng Euro; đồng Yên mất giá; trong khi tỷ giá USD/VND không đổi đã khiến các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong quý I gặp khó khăn. Theo VASEP doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chủ yếu thanh toán bằng USD, trong khi đồng Yên và Euro đều giảm giá so với USD đã tác động không thuận đến XK của Việt Nam. Cụ thể hơn, điều này trực tiếp làm tăng giá hàng hóa XK của Việt Nam sang các thị trường này khiến các đơn hàng XK sang EU, Nhật Bản bị giảm mạnh.
Đặc biệt, đối với thị trường Mỹ, hơn 90% doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lựa chọn USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế cho các đơn hàng. Các doanh nghiệp đều cho rằng, ngoài áp lực từ thuế chống bán phá giá, sự cạnh tranh từ các nước khác, càng gay gắt khi giá đồng USD tăng cao so với tiền tệ của các nước khác và tỷ giá USD/VND không đổi. Điều này phần nào ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của các doanh nghiệp XK Cá tra Việt Nam so với các nước đối thủ vì khi tỷ giá của nước họ đang được thả nổi và không phải chịu thêm thuế chống bán phá giá.
Đối với thị trường châu Âu (EU), ngay quý I/2015, sự mất giá đồng Euro so với đồng USD khiến các nhà nhập khẩu tại EU gặp bất lợi. Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Kafatex (Hậu Giang) cho biết: “ Nếu như trước đây một lô hàng trị giá 1 triệu USD, tương đương với 900.000 Euro thì nay người mua phải trả xấp xỉ 1 triệu Euro. Đồng Euro yếu đi so với USD làm giá thủy sản nhập vào EU tăng lên nhưng nếu tăng giá bán lẻ thì người tiêu dùng khơng chịu, vì vậy, nhà nhập khẩu phải bán chậm lại hoặc tạm ngưng mua hàng từ Việt Nam, nếu có mua họ cũng địi giảm giá. Để có thể duy trì khách hàng, doanh nghiệp Việt Nam thậm chí phải chấp nhận hạ giá”.
Thị trường Nhật Bản, đồng Yên mất giá cũng là một nguyên nhân khiến