Đơn vị tính: tấn
Năm/tỉnh Tiền Bến Tre Trà Sóc Kiên An Đồng Vĩnh Hậu Cần Thơ Tổng sản
Giang Vinh Trăng Giang Giang Tháp Long Giang lượng
2005 27.000 4.500 8.324 13.560 400 108.888 86.515 31.800 6.250 82.850 371.482 2006 7.950 18.340 9.435 9.124 0 61.444 124.400 37.100 5.880 131.944 405.617 2007 17.000 40.963 9.483 18.000 0 116.526 227.463 79.710 18.900 154.564 682.609 2008 64.871 195.000 28.000 23.000 0 204.624 285.302 103.568 85.820 207.771 1.197.956 2009 53.690 95.000 20.000 52.000 20.000 265.000 283.999 97.000 50.890 151.757 1.090.000 2010 45.000 120.000 36.000 34.000 5.000 276.000 300.000 115.000 53.051 156.949 1.141.000 2011 42.053 126.700 31.000 33.600 5.966 295.216 347.689 113.374 36.302 163.444 1.195.344 2012 45.000 140.000 30.000 25.000 5.500 300.000 400.000 130.000 45.000 165.000 1.285.500 2013 35.837 156.005 10.595 11.980 1.044 292.525 356.437 92.640 35.186 128.762 1.130.011
Trong lĩnh vực nuôi trồng sự gia tăng cũng hết sức ấn tượng. Sản lượng cá nuôi năm 2008 ở ĐBSCL đạt tới 1,4 triệu tấn tăng gấp 12 lần so với năm 1995. Năng suất đạt tới 500 tấn/ha. Giá tăng mạnh trong những thời gian khan hiếm, sau đó thì sụt giảm mạnh cũng như lúc tăng. Nhưng thức ăn cho cá tăng mạnh hầu như khơng có điểm dừng. Tính từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 4/2010, giá thức ăn (trường hợp của Proconco) tăng 65% so với hồi tháng 3 năm 2006.
Nhiều nhà máy mới ra đời nhưng hầu hết sản xuất chưa đạt được 1/2 công suất thiết kế. Tính đến cuối năm 2008, tồn ĐBSCL có 190 nhà máy, với cơng suất thiết kế lên 1,2 triệu tấn, nhưng chỉ chế biến 700 ngàn tấn. Trung bình mức huy động công suất chỉ vào khoảng 55% trong nhiều năm.
Bảng 4.4: Sản lượng xuất khẩu cá tra qua 3 năm 2008-2009-2010
Đơn vị tính: tấn Tháng 2008 2009 2010 1 42.233 33.388 52.769 2 30.676 39.337 35.809 3 45.943 45.600 56.861 4 43.661 46.518 51.986 5 51.436 47.592 53.831 6 53.928 58.519 53.052 7 73.314 59.698 57.689 8 71.510 56.841 54.456 9 69.972 58.654 58.306 10 67.397 58.172 63.443 11 41.767 55.749 - 12 48.993 53.912 - Tổng 640.829 613.980 659.39715
Nguồn: VCCI Cần Thơ
Giá cá XK trung bình bằng kim ngạch XK chia cho số lượng XK. Năm 2000, giá cá tra XK vào khoảng 3,76 USD/kg năm 2005 còn 2,53 USD/kg, 15 Tổng sản lượng cá tra (12 tháng) năm 2010 được cập nhật từ VASEP.
đến năm 2008 giá trung bình chỉ cịn 2,27 USD/kg, năm 2009 chỉ còn 2,15 USD/kg. Hạt nhân của cụm ngành cá là các nhà máy chế biến16 và cũng là các nhà XK gắn liền với vùng nuôi. Các thành phần khác trong cụm như nhà máy chế biến theo thức ăn, các cơ sở dịch vụ cũng phân bố gần trong vùng nên tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch. Điều này giải thích vì sao ngành cá đã có một sự gia tăng đáng kinh ngạc như vậy, trong khi giá cả liên tiếp giảm xuống.
Số liệu do Bộ Nông nghiệp cung cấp, trên vùng nuôi tập trung ven sơng, với diện tích ni năm 2008 là 6160 ha đã cung cấp sản lượng cá hơn 1,1 triệu tấn, để chế biến 633 ngàn tấn cá, XK hơn 1,4 tỉ USD. Tính bình qn 1 ha ni đạt sản lượng 183 tấn, cung cấp cho chế biến thành phẩm và XK 234 ngàn USD.
Nguồn: VASEP
Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2006-2014
Năm 2009, kim ngạch XK cá tra chỉ còn 1,34 tỉ USD, giảm gần 8% so năm 2008, cũng là năm đầu tiên trong chuỗi dài liên tiếp sản lượng cá nuôi đã chững lại. Hàng loạt ao ni treo vì người ni khơng cịn chịu đựng được. Một số hộ nuôi đang nghĩ tới việc ra khỏi ngành. Ở khu vực chế biến khơng ít nhà máy phải sản xuất cầm chừng để duy trì lực lượng cơng nhân và cố gắng cầm cự để tránh bị thanh lý. Ngay ở ngành chế biến thức ăn, ngành hốt bạc trong nhiều năm, khơng ít nhà máy cũng đang lâm vào tình trạng nợ nần do người nuôi không thể trả được nợ.
Nhưng các năm sau đó có những chuyển biến phục hồi, theo Tổng cục thuỷ sản và chi cục thuỷ sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2013, diện tích ni cá tra 5.556 ha (đạt 93% so với năm 2012) và diện tích thu hoạch là 4.168 ha (đạt 91% so với năm 2012), sản lượng 1.131 nghìn tấn (giảm 7,53% so với năm 2013), với năng suất đạt trung bình khoảng 274 tấn/ha (so với năm 2013 là 279 tấn/ha). Giá cá tra rất cao trong năm 2011 đến đầu năm 2012 thì giảm. Cho nên đến giữa năm 2012, kim ngạch xuất khẩu bắt đầu suy giảm đến gần hết năm 2013 và bắt đầu bước vào sự ổn định do sản lượng cung cầu cũng bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm 2011 đạt 1,8 tỉ USD.
Tình hình ni cá tra có bước phát triển ổn định hơn. Giá cá tra nguyên liệu đã được cải thiện hơn trong năm 2014, bình quân cao hơn so với năm 2013 và năm 2012.
Nhìn chung, trong năm 2013-2014, diện tích ni duy trì ở vào khoảng 5.500 đến 6.000 ha; năng suất nuôi cá cũng tương đối ổn định và giá cá nguyên liệu đang dần được cải thiện.
Trong nỗ lực tái cấu trúc ngành cá tra để phát triển ổn định, năm 2014, triển khai Nghị định 36 17
(Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về ni, chế biến và XK sản phẩm cá tra), kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,76 tỷ USD, tăng 0,4% so với 2013. Thị trường tiêu thụ tuy không tăng đột biến, nhưng do những tháng cuối năm 2014 sản lượng cá không tăng kịp theo nhu cầu xuất hàng nên giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đến cuối năm 2014 cả nước có diện tích ni cá tra hơn 3.500 ha, diện tích thu hoạch 3.779 ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, giảm 7,34% so với cùng kỳ năm 2013.
Bảng 4.5: Kim ngạch và tỷ trọng theo giá trị xuất khẩu một số thị trường tiêu biểu năm 2014
Đơn vị tính: %
Thị trường Giá trị (USD) Tỷ trọng
(%)
EU 344.289.583 19,47
Hoa Kỳ 336.803.035 19,05
ASEAN 136.569.821 7,72
Trung Quốc và Hồng Kông 113.152.154 6,40
Nhật Bản 10.812.422 0,61
Thị trường khác 826.529.825 46,75
Tổng 1,768,156,840 100
Nguồn: VASEP
Trong 3 tháng đầu năm 2015, diện tích thả cá giống ni mới, thu hoạch đạt năng suất và sản lượng đều tăng so với cùng kỳ. Các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long có diện tích ni và sản lượng tăng hơn 2014. Đến hết q 1/2015, các tỉnh trong vùng ĐBSCL thả ni mới 828 ha, so với cùng kỳ 2014 tăng hơn 15%; thu hoạch 714 ha, tăng 4%, sản lượng đạt hơn 206.000 tấn, tăng hơn 7,6%. Tuy vậy kim ngạch XK đến tháng 2/2015 đạt khoảng 224 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi các thị trường khác có mức tăng trưởng ổn định, thị trường Mỹ và các nước EU đều giảm so cùng kỳ.
4.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH CÁ TRA4.2.1 Những thuận lợi 4.2.1 Những thuận lợi
So với năm 2013 diễn biến giá thu mua cá tra nguyên liệu tương đối ổn định và theo hướng có lợi cho người ni; đây như tín hiệu tốt để người nuôi cá tra được yên tâm sản xuất.
Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK cá tra được ban hành và có hiệu lực từ ngày 20/06/2014 góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của ngành cá như: cân đối cung cầu, quản lý chất lượng trong chuỗi sản phẩm và tăng mối liên kết trong chuỗi giá trị.
Thực hiện Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nơng thơn đã có quyết định 3885/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/09/2014 về phê
duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020. Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá tra được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà sốt, lập, phê quy hoạch chi tiết ni, chế biến cá tra tại địa phương. Tổ chức nuôi cá tra theo quy hoạch với quy mơ lớn tập trung, có sự chuyển dịch theo hướng an tồn mơi trường, an tồn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cá tra trên thị trường quốc tế.
Quy định về điều kiện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm: Từ ngày 12/09/2014, thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT có hiệu lực, các cơ quan quản lý ni trồng thuỷ sản địa phương đã tiến hành cấp mà số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy của pháp luật Việt Nam. Diện tích ni cá tra đa cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Các cơ sở nuôi cá tra đã từng bước áp dụng các quy trình, tiêu chuẩn ni thuỷ sản an toàn như Viet GAP, Global GAP, ASC,…
Quy định về điều kiện cơ sở chế biến ca tra: Cơ sở chế biến cá tra cũng phải đảm bảo các điều kiện quy định trong nghị định như: nằm trong vùng quy hoạch, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thực phẩm thuỷ sản, thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, bảo đảm chất lượng đã công bố đối với sản phẩm cá tra xuất xưởng; tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cá tra đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam đang dần phát huy vai trò là cầu nối liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra và được sự ủng hộ mạnh của địa phương, các Bộ Ngành Trung ương. Hiệp hội cá Việt Nam đang dần phát huy vai trò là cầu nối liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra và được sự ủng hộ mạnh của địa phương, các Bộ, Ngành Trung ương. Hiệp hội cá tra Việt Nam sẵn sàng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện các công việc theo Nghị định 36 để hỗ trợ tái cấu trúc ngành hàng.
Doanh nghiệp đã mạnh dạn và năng động đa dạng hoá thị trường để tăng sản lượng và kim ngạch XK. Các liên kết trong ngành giữa hộ nuôi và doanh nghiệp đang được điều chỉnh theo hướng đảm bảo các tiêu chuẩn XK mới có
thể tồn tại lâu dài do doanh nghiệp đã chủ động được phần lớn nguyên liệu. Do vậy các nổ lực hồn thiện năng lực từ phía nơng hộ ni trồng là cần thiết.
Chính sách về tín dụng cho hộ ni được ban hành, từng bước tháo gở khó khăn về vốn sản xuất cho hộ ni. Bên cạnh đó, việc thí điểm cho vay theo liên kết chuỗi cũng được tiến hành tạo điều kiện thuận lợi hơn về sản xuất chuỗi ngành. Hộ nuôi được cho vay vốn nuôi cá tra với thời gian dài hơn trước về lãi suất thấp hơn trước.
Trong năm 2014, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các Bộ ngoại giao, Công thương và các tổ chức khác trong xúc tiến thương mại, đấu tranh để tháo dỡ các rào cản trong thương mại, rào cản kỹ thuật (cử đồn cơng tác đi Hoa Kỳ và Nga do lãnh đạo Bộ dẫn đầu và tham gia hội chợ thương mại Boston, Brussels,…).
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đón tiếp các phái đồn thanh tra của Nga, Braxin,…, xây dựng phóng sự tuyên truyền trên đài truyền hình quốc gia Úc.
4.2.2 Khó khăn của ngành cá
Bên cạnh những diễn biến có chiều hướng thuận lợi thì ngành cá có gặp phải những khó khăn như:
Trong sản xuất và tiêu thụ
Khó tiếp cận vốn: Các thành phần hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành hàng cá tra rất khó khăn về vốn sản xuất nhưng khơng dễ tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi vì khơng cịn tài sản thế chấp do hợp đồng vay trước chưa đáo hạn. Các cơ sở ni cá tra rất khó khăn về vốn sản xuất nhưng số đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quyết định 540/QĐ-TTg ngày 14/0/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng cho người ni cá tra là rất ít vì khơng đủ điều kiện khoanh nợ, giãn nợ.
Chi phí sản xuất tăng: Các yếu tố đầu vào còn nhiều bất cập như: thức ăn, thuốc, hố chất, nhiên liệu,…ln tăng dẫn đến giá thành sản xuất tăng, trong khi đó giá bán cá tra ngun liệu khơng tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người nuôi. Yêu cầu của các nước nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ ni trồng thuỷ sản, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc ngày càng cao. Người ni phải chịu chi phí khá lớn trong việc xây dựng cơ sở nuôi khi áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Global GAP, ASC, GAA,…
Tiêu thụ bất ổn: Giá bán cá tra nguyên liệu không ổn định, luôn ở mức thấp, người nuôi cá tra thâm canh lỗ nặng, gây khó khăn trong hoạt động sản
xuất. Liên kết các thành phẩm trong chuỗi sản xuất cịn lỏng lẻo, lợi ích các bên khơng hài hồ.
Chất lượng con giống khó kiểm sốt: chất lượng khó kiểm sốt ảnh hưởng rất lớn hiệu quả sản xuất của người ni. Bên cạnh đó, thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài làm cho cá nuôi dễ bị bệnh và ngày càng càng phổ biến, đặc biệt là giai đoạn rất khó điều trị.
Trong xuất khẩu
Một số thương nhân chuyên doanh mặt hàng cá tra khẳng định: Sản phẩm cá tra vẫn được khách hàng ưa chuộng nhờ ưu thế vị ngon, dễ chế biến và giá cả phù hợp. Thế nhưng trở ngại, thách thức luôn phải đối diện là việc áp thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ dai dẳng trong 20 năm qua cùng với các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật bằng các qui định tiêu chuẩn khắc khe ở một số nước. Trong khi đó sản phẩm cá tra cịn phải cạnh tranh với một số mặt hàng thủy sản (cá cùng loại có tính thay thế khác) cộng thêm tác động bất lợi là tình hình biến động tỉ giá đồng euro và USD tại thị trường nhập khẩu các nước EU và Mỹ khiến cá tra XK giảm.
Việc mở rộng XK ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, …gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế tăng trưởng chậm và bị khống chế bởi các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá,… áp đặt ngày càng khắc khe. Cụ thể, kết quả cuối cùng POR9 của Hoa Kỳ vào tháng 03 năm 2014, trong kết quả này chỉ có 1 (một) doanh nghiệp hưởng thuế suất bằng 0. Tác động từ POR của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng một phần đến giá cá nguyên liệu, sau mỗi lần công bố kết quả cuối cùng POR vào cuối tháng 3 hàng năm thì sau đó khoảng 1 đến 2 tháng (vào tháng 5 và 6) thì giá có xu hướng giảm xuống (diễn biến này có sự lập lại từ năm 2011 đến 2014). Ngoài ra, ngày 30/02/2014, FSIS đã ký bản ghi nhớ với FDA về việc xem xét và thanh tra các loài cá và sản phẩm từ cá thuộc bộ Siluriformes được thực hiện theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014, càng khắt khe hơn cho các doanh nghiệp XK sản phẩm cá tra vào Hoa Kỳ.
Giá XK khơng tăng và có xu hướng giảm do bị khách hàng nhập khẩu ép giá và doanh nghiệp trong ngành phá giá từ sau khi diễn ra Hội chợ Boston ở Hoa Kỳ (16/3/2014), Brussels ở Bỉ (06/05/2014), một số doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh không lành mạnh, phá giá bán sản phẩm, khi đó trở lại giá thu mua cá tra nguyên liệu nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và hiện trạng là giá cá có xu hướng giảm thấp xảy ra vào tháng 5, 6, 7 trong nhiều năm