Trước diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm của các hành vi phạm tội trong lĩnh vực xâm phạm quyền sở hữu nói chung và tội LDTNCĐTS nói riêng địi hỏi các quy định của pháp luật phải hoàn thiện nhằm tạo khung pháp lý vững chắc cho thực tiễn áp dụng, từ đó nâng cao hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần ổn định trật tự quản lý của Nhà nước, bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển bền vững.
Qua quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng để truy cứu TNHS đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của tội LDTNCĐTS, tác giả nhận thấy cần phải hoàn thiện một số vấn đề liên quan đến định tội danh nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS phù hợp với tình hình phát phát triển của đất nước. Qua nghiên cứu theo tác giả, cần phải tiếp tục hoàn thiện BLHS hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn để áp dụng thống nhất mà đặc biệt hướng dẫn về tội LDTNCĐTS là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến, cụ thể đường lối xử lý hình sự đối với hành vi LDTNCĐTS.
Mặc dù có một số điểm mới, tiến bộ hơn so với quy định trong BLHS năm 1999 ở phần dấu hiệu định tội danh nhưng BLHS năm 2015 vẫn bộc lộ vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn, cụ thể: quy định “đến thời hạn trả lại
tài sản”, hành vi “cố tình khơng trả”, cụm từ “có điều kiện, có khả năng”, “cố tình khơng trả” , cụm từ “có điều kiện, có khả năng”, “cố tình khơng trả”, yếu tố “có điều kiện”, “có khả năng”, hành vi chiếm đoạt “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, hành vi “Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản”. Đối với các vấn đề nêu trên hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn
thống nhất. Như vậy, vấn đề đặt ra là thời hạn ấn định để người thực hiện hành vi chiếm đoạt trả tài sản cho bị hại là bao lâu để xác định là “cố tình khơng trả” và khi nào được hiểu là “có điều kiện, có khả năng”, “cố tình khơng trả”. Dựa vào đâu để biết được chính xác là “có điều kiện, có khả năng”. Những vấn đề nêu trên tạo rất nhiều khó khăn cho chủ thể có thẩm
quyền định tội danh thực hiện đúng. Hoặc hành vi chiếm đoạt “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” thì làm sao xác
định tài sản có điều kiện như thế nào được xác định là phương tiện kiếm sống chính của bị hại. Thêm một vấn đề nữa là hành vi “Sử dụng tài sản vào mục
thế nào là dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp? Đây là một vấn đề không đơn giản, phải căn cứ vào pháp luật cụ thể nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam để xác định khi nào được gọi là “bất hợp pháp” và hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đang bỏ ngõ khái niệm này.
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng quy trình cu thể cho hoạt động định tội danh; kết hợp hài hoà bản sắc văn hố, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan tiến hành tố tụng. Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử. Hoàn thiện cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét xử.
Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành viện công tố. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa trinh sát, điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra.