đảo chiếm đoạt tài sản
Trong BLHS Việt Nam, tội LĐCĐTS và Tội LDTNCĐTS đều được quy định trong Chương XVI về các tội xâm phạm sở hữu. Đây là hai tội độc lập, song trong hành vi của chúng có một số điểm đan xen dễ dẫn đến sai lầm trong nhận thức về khi định tội danh. Tại đây xuất hiện nhu cầu phân biệt chúng để tránh nhầm lẫn trong định tội danh tội LDTNCĐTS và tất nhiên cả tội LĐCĐTS. Ngoài những điểm giống nhau, hai tội pày khác nhau chủ yếu thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là: thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của bị hại
Người phạm tội ở tội LDTNCĐTS là hồn tồn ngay thẳng, hợp pháp thơng qua những hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản nhưng mục đích che giấu việc ko trả lại tài sản cho bị hại nên đã dùng hành vi dùng thủ đoạn gian dối đối với bị hại. Hành vi chiếm đoạt của người phạm tội ở tội LDTNCĐTS thể hiện ở việc không thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho bị hại.
Đối với tội LĐCĐTS, hành vi dùng thủ đoạn gian dối của người phạm tội là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật bằng những thủ đoạn rất đa dạng như qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả hoặc giả danh người khác để người có tài sản tin đó là thật và tự nguyện giao tài sản của chủ sở hữu tài sản cho người có hành vi gian dối. Người phạm tội nhận được tài sản của bị hại thông qua hợp đồng dân sự sau khi thực hiện hành vi gian dối đối với bị hại. Do đó, mục đích của thủ đoạn gian dối là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của bị hại và điều kiện tiên quyết để chiếm đoạt được tài sản của bị hại là phải thực hiện thủ đoạn gian dối. Như vậy, vai trò và cách thức thực hiện của thủ đoạn gian dối ở tội LDTNCĐTS và tội LĐCĐTS là khác nhau.
Hai là: Thời điểm người phạm tội nảy sinh ý thức mong muốn chiếm đoạt tài sản
Đối với tội LDTNCĐTS, khi chưa ký kết hợp đồng, người phạm tội chưa có ý thức chiếm đoạt tài sản nên việc ký hợp đồng là hoàn toàn ngay thẳng và trung thực giữa người bị hại với người phạm tội. Bằng thủ đoạn gian dối thì chủ thể thực hiện tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại bằng cách không trả lại tài sản cho bị hại theo thỏa thuận hợp đồng dân sự được ký kết trên cơ sở lòng tin giữa các bên. Ý định chiếm đoạt của người phạm tội nảy sinh sau khi nhận tài sản của bị hại và người phạm tội sử dụng hành vi gian dối để thực hiện hoàn thành hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại. Vậy nên, hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại của người phạm tội đủ yêu tố cấu thành tội LDTNCĐTS khi đến hạn trả lại tài sản mà người phạm tội không trả lại tài sản cho bị hại.
Về phương diện lý luận, đối với Tội LĐCĐTS, người phạm tội có ý thức chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu và để đạt được mục đích ấy họ chủ động thực hiện hành vi gian dối để dẫn đến việc ký kết hợp đồng giả tạo để từ đó được giao tài sản và sau đó chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản của
bị hại của người phạm tội đủ yêu tố cấu thành tội LĐCĐTS khi người phạm tội nhận tài sản bị hại mà không phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho bị hại. Trong thực tế, chủ thể có thẩm quyền định tội danh khi xác định ý chí chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện diễn biến của vụ việc, các yếu tố khách quan khi các bên tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng thể hiện ở những hành vi ở giai đoạn trước khi chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng; nghĩa vụ mà người ký kết hợp đồng phải thực hiện vì tâm lý người phạm tội luôn mong muốn che giấu ý thức chiếm đoạt.
Ba là, thỏa thuận giao nhận tài sản giữa bị hại với người phạm tội
Đối với Tội LDTNCĐTS thì hợp đồng giữa đơi bên là hợp pháp, đúng đắn bởi khi ký kết hợp đồng các bên hoàn toàn trung thực, dựa trên sự tự do ý chí, sự tự nguyện khi giao kết, hồn toàn đáp ứng điều kiện về mặt pháp lý nên hợp đồng này hợp pháp, người phạm tội được giao tài sản một cách hợp pháp dựa trên cơ sở hợp đồng. Tại thời điểm giao nhận tài sản thì bị hại tin tưởng người phạm tội sẽ thực hiện đúng theo thỏa thuận hợp đồng dân sự. Phân tích như trên khơng có nghĩa là bất kỳ sự thỏa thuận hợp đồng dân sự nào có thủ đoạn gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội LĐCĐTS. Bởi vì, có những trường hợp gian dối nhằm mục đích giao kết hợp đồng, khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Trong Tội LĐCĐTS, người phạm tội nảy sinh ý định chiếm đoạt trước khi nhận tài sản hợp pháp nên, người phạm tội phải khơi gợi lòng tin của bị hại bằng thủ đoạn gian dối để bị hại đồng ý ký hợp đồng đồng ý giao tài sản cho người phạm tội. Đây là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu mục đích chiếm đoạt tài sản của bị hại của người phạm tội nên sẽ vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự.
Bốn là, thời điểm hồn thành tội phạm của người phạm tội có sự khác nhau
Thời điểm chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại ở tội LĐCĐTS với tội LDTNCĐTS được xem là đủ yếu tố câu thành tội phạm khi chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại chiếm đoạt được tài sản của bị hại. Nhưng ở tội LĐCĐTS thì hồn thành tội phạm tại thời điểm nhận tài sản của bị hại bằng thủ đoạn gian dối, cịn ở tội LDTNCĐTS thì hồn thành tội phạm tại thời điểm nhận tài sản của bị hại bằng thỏa thuận hợp đồng dân sự hợp pháp nhưng đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản khơng trả lại tài sản cho bị hại.
Dưới góc độ cá nhân, học viên cho rằng hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Chủ thể thực hiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau khi thực hiện hành vi gian dối nên đã tạo ra niềm tin đối với chủ sở hữu tài sản để chủ sở hữu tài sản ký kết hợp đồng và trên cơ sở hợp đồng, chủ thể thực hiện phạm tội nhận được tài sản hoặc không phải giao tài sản mà theo giao kết của các bên thì phải giao cho chủ sở hữu tài sản và khi làm chủ được tài sản trên thực tế thì coi như tội phạm đã hồn thành. Đối với chủ thể thực hiện phạm tội tội LDTNCĐTS thì đến thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho bị hại mà chủ thể thực hiện phạm không trả
Tiểu kết chương 1
Sau nhiều năm đổi mới, công tác tư pháp ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, cơng tác này cũng cịn đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như chính sách pháp luật trong tư pháp cịn chậm được đổi mới, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ còn
thiếu và yếu, một số sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Các giá trị của công lý và u cầu bảo vệ cơng lý cịn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo để góp phần xử lý các vấn đề mới phát sinh trong xã hội, từ đó làm giảm đi đáng kể tính cơng minh, tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động quản lý của chính quyền các cấp. Từ những nhận định, đánh giá và phân tích nói trên, việc định tội danh đúng sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý và nội dung yêu cầu bảo vệ công lý trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt Nam.
Khơng thể phủ nhận tính chất quan trọng của hoạt động định tội danh trong các vụ án hình sự ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Chưa có một văn bản pháp luật nào trong hệ thống pháp luật nước ta quy định một cách cụ thể về định tội danh nhưng về pháp lý thì tất cả các hoạt động hình sự thực chất là chứng minh tội phạm và xử lý người phạm tội theo những tội danh được quy định trong BLHS. Đối với những người nghiên cứu khoa học hình sự nói chung và nghiên cứu chun sâu luật hình sự nói riêng thì việc định tội danh là một điều rất quan trọng. Bởi lẽ cần phải đánh giá đúng về một hành vi, một hành động và tìm ra bản chất, nguyên nhân, động cơ sâu xa của người thực hiện hành vi đó thì mới kết luật chính xác được. Việc định tội danh có ý nghĩa rất quan trọng, vì nếu định tội danh sai sẽ dẫn đến sẽ bỏ sót người, sót tội hoặc oan sai.
Trong phần Chương 1 của luận văn, với tinh thần góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng pháp luật của những người làm công tác pháp luật, tác giả đã làm rõ những nội dung lý luận và quy định của pháp luật về định tội danh nói chung, định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng và mang ý nghĩa lý luận nhằm làm rõ thực trạng của hoạt động định tội danh trên thực tiễn sẽ trình bày trong Chương 2 của luận văn
Chương 2