sản trong trường hợp đặc biệt
2.2.3.1. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp đồng phạm
- Kết quả đạt được.
Luật hình sự Việt Nam coi đồng phạm là một hình thức đặc biệt của việc thực hiện tội phạm do tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội của một người riêng lẻ, do đồng phạm là sự liên kết hành động phạm tội của một số người làm cho tội phạm có tính chất mới. Điều 17 BLHS năm 2015 xác định đồng phạm là có hai người trở lên cùng thực hiện tội phạm. Đồng phạm là một thể thống nhất không tách rời của những yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có những yếu tố quan trọng nhất như: Có từ hai người trở lên tham gia; cùng chung hành động với nhau, cùng cố ý. Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đề là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.
Từ năm 2014 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Bình Dương đã xét xử 193 vụ/220 bị cáo (trong đó có 32 vụ án có đồng phạm). Số lượng vụ án về tội LDTNCĐTS có tính chất đồng phạm có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên với bản lĩnh tư duy lý luận về định tội danh, chủ thể có thẩm quyền định tội danh đã cá thể hóa từng hành vi tương xứng hậu quả do hành vi cá nhân đã gây ra bằng bản án hình sự có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội.
Thực tiễn xét xử các vụ án, cụ thể: Tại Bản án số 254/2019/HSST ngày 30/11/2019 của TAND thị xã Bến Cát có nội dung như sau: Nguyễn Thành L là chủ xe ơ tơ chun vận chuyển hàng hóa cho cơng ty Gỗ Wanet. Các bên thỏa thuận hợp đồng vận chuyển thành phẩm gỗ bằng văn bản. Sau khi ký hợp đồng vận chuyển thì L cùng với Lưu Văn C, Nguyễn Ngọc T bàn bạc để lấy thành phẩm gỗ của cơng ty đem ra ngồi bán để chia nhau hưởng lợi và bán được số tiền 59.629.800 đồng. Hành vi của Nguyễn Thành L, Lưu Văn C, Nguyễn Ngọc T đã đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS tại Điểm c Khoản 2 Điều 175 của BLHS năm 2015.
Trong vụ án này, Nguyễn Thành L là tài xế, nghe lời rủ rê của Lưu Văn C, thì bàn bạc với các bị cáo Lưu Văn C, Nguyễn Ngọc T để thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo L là người chủ động để xuất bàn bạc để thực hiện. Bị cáo T khi được L đề xuất thì đồng tình. Bị cáo L là nhận hàng, kiểm hàng, Bị cáo C va bị cáo T là người khuân vác thành phẩm gỗ đi tiêu thụ cùng với bị cáo L để được chia tiền.
Trên cơ sở xét hành vi, tính chất, mức độ hành vi của từng bị cáo , TAND thị xã Bến Cát đã tuyên bố các bị cáo phạm tội LDTNCĐTS, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành L 03 năm tù; Lưu Văn C 02 năm, 06 tháng tù; Nguyễn Ngọc T 02 năm tù.
Do quá trình điều tra và tại phiên tịa, các bị cáo thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, bị hại xin giảm nhẹ hình
phạt cho các bị cáo. Tác giả nhận thấy Hội đồng xét xử quyết định hình phạt đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng bản án chưa đánh giá đúng vai trò đồng phạm của các bị cáo nên chưa quyết định mức hình phạt tương xứng.
- Những hạn chế, vướng mắc trong việc định tội danh trong trường hợp đồng phạm và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự của Tịa án hai cấp tỉnh Bình Dương thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế của chủ thể có thẩm quyền định tội danh trong quá trình tiến hành tố tụng các vụ án hình sự nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng. Tuy nhiên nhìn chung các chủ thể có thẩm quyền định tội danh đã thực hiện đúng theo Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự dù trong nhóm các tội xâm phạm quyền sở hữu cò một số tội phạm không quy định cụ thể hành vi nào thuộc mặt khách quan của tội phạm và cũng chưa có văn bản pháp luật hình sự để hướng dẫn kịp thời phạm tội trong trường hợp đồng phạm nên đã dẫn đến nhiều trường hợp hiểu khơng thống nhất. Tình hình số lượng các loại vụ án thụ lý tăng với tốc độ cao với quy mơ lớn, có nhiều bị can trong một vụ án, có tình tiết tăng nặng và tình tiết định khung đan xen gây khó khăn cho chủ thể có thẩm quyền định tội danh trong việc cá thể hóa vai trị đồng phạm của hành vi phạm tội chưa chính xác.
Thực tiễn xuất hiện ngày càng nhiều vụ án có đồng phạm phức tạp nhưng chủ thể có thẩm quyền định tội danh có kinh nghiệm hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong quá trình thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ dẫn đến sai lầm về chủ thể hoặc khách thể của tội phạm dẫn đến bản án hình sự thường bị cải sửa với lỗi chủ quan của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tịa ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết án hình sự nói chung và án hình sự về tội LDTNCĐTS nói riêng.
2.2.3.2. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp phạm nhiều tội.
- Kết quả đạt được.
Tội phạm – hiện tượng xã hội tạo nên “bức tranh tình hình tội phạm” ln có tính pháp lí vì được phản ánh trong luật hình sự. Phạm nhiều tội là việc chủ thể của luật hình sự thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mỗi hành vi đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác nhau tại BLHS. Phạm nhiều tội là vấn để của luật hình sự có liên quan trực tiếp đến vấn đề quyết định hình phạt. Phạm nhiều tội và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là hai vấn đề không tách rời nhau.
Tất cả những hành vi bị coi là tội phạm đều có cùng bản chất xă hội và những đặc điểm nhất định. Trước hết, tội phạm là hiện tượng xă hội tồn tại trong mọi quốc gia, được phản ánh trong luật hình sự vì trái với chuẩn mực xă hội ở mức cao nhất so với các hiện tượng lệch chuẩn khác. Nó là hiện tượng xă hội-pháp lí. Tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp một hành vi nguy hiểm cho xã hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm đồng thời nhiều tội phạm tại Bộ luật hình sự. Tư duy lý luận về định tội danh của các chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải có sự đồng nhất trong các giai đoạn tố tụng trong quá trình tiến hành hoạt động định tội danh đối với những vụ án phạm nhiều tội.
Tại bản án hình sự số 103/HSST ngày 28/11/2019 của TAND huyện Phú Giáo có nội dung như sau: Hồng Minh H uống rượu chung với Lê Văn T. Hoàng Minh H mượn xe của Lê Văn T để đi đón con gái. Sau khi đón con gái Hồng Minh H nảy sinh ý định lấy xe của T chạy đến dịch vụ cầm đồ cầm xe với số tiền 17.000.000 đồng. Hoàng Minh H lấy tiền đóng tiền học phí cho con gái và đánh bạc. Buồi chiều cùng ngày Hoàng Minh H báo với Lê Văn T nói xe bị Cơng an bắt mang giấy tờ để đóng phạt và T đưa giấy tờ xe cho H, đưa điện thoại cho H để liên hệ khi cần và H tiếp tục cầm thêm số tiền
5.000.000 đồng và đánh bạc thua tiếp. Tòa án nhân dân huyện Phú Giáo áp dụng điểm b, Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 xử phạt H 01 năm tù; xử phạt H 09 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2015. Qua vụ án nêu trên, tác giả thấy rằng Tòa án nhân dân huyện Phú Giáo đã định tội danh của H là đúng, tương xứng với mức độ, hậu quả đã gây ra.
- Thực tiễn những khó khăn vướng mắc trong hoạt động định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội.
Theo quy định Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 chỉ quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, mà không đưa ra một định nghĩa khái quát nào về vấn đề này. Các chủ thể có thẩm quyền định tội danh gặp khó khăn trong các giai đoạn tố tụng do khơng có định nghĩa chuẩn xác về phạm nhiều tội quy định trong pháp luật hình sự.
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm chỉ có thể là hành vi nguy hiểm cho xã hội của con người. Những tư tưởng suy nghĩ của con người nếu chưa thể hiện qua bên ngoài bằng hành vi (hành động hoặc khơng hành động) thì khơng thể bị coi là tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với các dấu hiệu khác của tội phạm vì chỉ khi một hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội thì mới bị quy định là tội phạm. Do vậy, các trường hợp phạm nhiều tội trong cùng một vụ án thì chủ thể có thẩm quyền định tội danh đánh giá, phân tích chuẩn xác tính có lỗi của tội phạm, thái độ tâm lý và hành vi của người thực hiện hành vi (thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý) đã thực hiện và hậu quả đã xảy ra đối với từng tội phạm trong vụ án. Ngoài ra chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải xác định tiền án tiền sự của người thực hiện hành vi để xác định trong số các hành vi đã thực hiện trong vụ án đó hành vi nào đã bị xét xử và hành vi nào chưa bị xét xử. Mặt khác, vẫn có những trường hợp nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội trong một
vụ án mà mỗi hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản của nhiều tội danh hoặc hành vi phạm tội đó được quy định tại các khoản của cùng một tội danh của BLHS.
Quá trình giải quyết các vụ án trên thực tế xảy ra ở trường hợp: Hai tội danh của BLHS đều thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản do hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội trong cùng một vụ án.
Ví dụ: A vay của B số tiền 400.000.000 đồng và thỏa thuận ngày 1.1.2018 A trả. Đến ngày trả nợ vay B chiếm đoạt tài sản của B nên đã bỏ trốn. B tìm kiếm A một thời gian và phát hiện nơi A đang sống nên đến để đòi A trả tiền. Khi gặp B thì A không trả tiền và quá trình giằng co nhau thì A thấy B đang mang dây chuyền vàng nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt dây chuyền của B nên đã đánh B ngất xỉu và lấy dây chuyền của B bỏ trốn.Trong trường hợp này, hành vi của A đã cấu thành hai tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật hình sự, đó là “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ” và “tội cướp tài sản”.
Quá trình giải quyết vụ án trên thực tế xảy ra ở trường hợp: trong một vụ án có hai hành vi nguy hiểm cho xã hội được thưc hiện đủ yếu tố cấu thành tội phạm ở các khoản trong cùng một tội danh.
Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự trong vụ án có nhiều hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhiều tội danh mà mỗi tội danh độc lập hoặc khơng độc lập về mục đích phạm tội. Điều này mang lại những hạn chế cho chủ thể có thẩm quyền định tội danh trong việc phân hóa vai trị từng hành vi, có sự sai lầm về chủ thể và khách thể phạm tội. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên trong quá trình định tội danh các vụ án hình sự cịn xuất phát từ tư duy lý luận và bản lĩnh chun mơn nghiệp vụ của chủ thể có thẩm quyền định tội danh trước tình trạng chưa có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn đối với trường hợp phạm
nhiều tội. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần quyết định mức hình phạt của Hội đồng xét xử khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo cụ thể như định tội danh nhưng khơng quyết định hình phạt từng hành vi trong vụ án khi tun bản án hình sự. Vẫn cịn tồn tại trên thực tế trường hợp Hội đồng xét xử khi tuyên bản án có bị cáo phạm nhiều tội lại khơng tổng hợp hình phạt của các tội phạm trong vụ án theo Điều 55 BLHS hoặc tổng hợp hình phạt không đúng thẩm quyền theo Điều 268 và Điều 271 của BLTTHS năm 2015. Do đó vẫn cịn tồn tại tình trạng các bản án hình sự bị Viện kiểm sát kháng nghị, người tham gia tố tụng kháng cáo dẫn đến kết quả bản án phúc thẩm sửa bản án do lỗi chủ quan của thẩm phán chủ tọa phiên tịa.
Do vậy, có thể nói rằng các trường hợp phạm nhiều tội trong luật hình sự tương đối đa dạng và việc xử lí các trường hợp này cũng tương đối phức tạp. Để góp phần tạo điều kiện cho việc áp dụng luật đúng trong những trường hợp này, địi hỏi phải hồn thiện luật theo hướng có những quy định cụ thể, cần thiết về các trường hợp phạm nhiều luật và theo hướng hạn chế bớt khả năng xảy ra trong thực tiễn áp dụng trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi là trường hợp phạm nhiều luật đặc biệt; Cần kịp thời giải thích chính thức cũng như hướng dẫn áp dụng luật cần thiết liên quan đến vấn đề phạm nhiều luật; tăng cường nghiên cứu vấn đề phạm nhiều luật để tạo cơ sở lí luận cho hoạt động lập pháp và áp dụng luật liên quan đến vấn đề này.
Tiểu kết chương 2
Trong thực tế, hành vi phạm tội diễn ra rất đa dạng và phong phú. Mỗi hành vi phạm tội được thực hiện bởi một chủ thể có nhân thân khác nhau, trong không gian, thời gian, hồn cảnh phạm tội với các cơng cụ, phương tiện, phương pháp… khác nhau. Tuy nhiên, nhà làm luật phải khái quát được những dấu hiệu chung nhất, đặc trưng nhất cho một loại tội phạm cụ thể vào trong Bộ luật Hình sự. Với những phân tích về thực trạng của hoạt động định tội LDTNCĐTS trên địa bàn tỉnh Bình Dương thấy được sự thống nhất về nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật trong các giai đoạn tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh tội LDTNCĐTS. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại trên thực tế một số vụ việc có hành vi chiếm đoạt tài sản đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS nhưng không được cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố theo quy định Bộ luật hình sự. Thực trạng nêu trên cũng là vật cản của q trình hồn thiện nền tư pháp của nước ta, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tác động rất xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây ra dư luận xấu, làm mất lòng tin của nhân dân vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Kết quả xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương thể hiện thực trạng hoạt động định tội danh tội LDTNCĐTS. Qua đó tác giả đề ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm định tội danh đúng tội LDTNCĐTS được trình bày trong Chương 3 của luận văn.
Chương 3