Yêu cầu của định tội danh đúng tợi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN (Trang 64 - 70)

LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

3.1. Yêu cầu của định tợi danh đúng tợi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đoạt tài sản

Trong điều kiện hiện nay, định tội danh đúng tội LDTNCĐTS xuất phát từ yêu cầu sau đây:

Thứ nhất: Hoạt động định tội danh tội TDTNCĐTS cần tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa với nội dung là sự tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam bắt buộc chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện chức năng tố tụng theo thẩm quyền phải đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vơ tội, mức hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa đã được quy định tại Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

Theo quy định tại Điều 12 của Hiến pháp và Điều 3 Bộ luật tố tụng hình sự thể hiện rõ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật hình sự. Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ

thống pháp luật của Việt Nam và trong quá trình định tội danh các chủ thể có thẩm quyền định tội danh trong tất cả giai đoạn tố tụng của vụ án phải luôn tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Và tại khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS.”. Do đó, yêu cầu của nguyên tắc pháp chế trong hoạt

động định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng địi hỏi định tội danh phải đúng: đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan sai người vô tội, không bỏ lọt tội phạm nhằm bảo đảm tính nghiêm minh triệt để của Luật hình sự Việt Nam và có ý nghĩa trong thực tiễn cho việc bảo đảm định tội danh đúng nói chung và định tội danh tội LDTNCĐTS nói riêng. Cần lưu ý rằng, BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định so với BLHS năm 1999 nhằm bảo đảm định tội danh đúng hơn. Đối với tội LDTNCDDTS điều đó cũng khơng phải là ngoại lệ. Nhiệm vụ của người áp dụng pháp luật là phải áp dụng đúng quy định của BLHS hiện hành trong định tội danh trên thực tế.

Thứ hai: tiếp tục cải cách tư pháp

Công lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lý ngày nay. Qua thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khố IX), cơng tác cải cách tư pháp ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển, bảo vệ đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kết quả thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong hệ thống Tịa án đã có những bước phát triển mới, đạt được những thành tích quan trọng. Để thích ứng với yêu cầu đổi mới trong kinh tế và chính trị, Đảng ta đã mạnh dạn lựa chọn và phát triển mơ hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) với mục tiêu phát huy đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã một phần hiện thực hố nội dung đặc trưng nói trên với yêu cầu hệ thống tư pháp phải được hồn thiện để hướng tới mục tiêu bảo vệ cơng lý, lẽ phải, lẽ công bằng. Các cơ quan tư pháp phải bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. nhất là toà án phải xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; khắc phục việc xử lý oan, sai đồng thời xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân trong việc thực thi quyền dân chủ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cương, trật tự công cộng. Xuyên suốt trong các quy định của BLHS là nguyên tắc nhân đạo của nhà nước, nguyên tắc xử lý tội phạm với tinh thần hướng thiện nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Yêu cầu cấp thiết đặt ra phải xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh vì TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong đó, nội dung quan trọng mang những giá trị căn bản và phổ quát của công lý là bảo đảm định tội danh đúng theo pháp luật hình sự. Trong vụ án hình sự nói chung, vụ án LDTNCĐTS nói riêng có đạt được Cơng lý hay khơng? có bảo vệ được Cơng lý hay khơng? trước tiên phải bảo đảm định tội danh đúng.

Thứ ba: Thực hiện bảo vệ quyền con người

Bộ luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý góp phần bảo vệ quyền con người. Một số nguyên tắc liên quan đến bảo vệ quyền con người đã được ghi nhận trong BLTTHS như: Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4); Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật (Điều 5); Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cơng dân (Điều 6); Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,

tài sản của công dân (Điều 7); Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cơng dân (Điều 8); Khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9); Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11)... Tịa án là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thực hiện chức năng xét xử có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ quyền con người của Tịa án trong tố tụng hình sự được thể hiện trên hai phương diện: Một là, đấu tranh chống tội phạm, phát hiện kịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó có các quyền của con người. Hai là, bảo đảm các quyền của con người của bị cáo không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Thể chế các quy định của Hiếp pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơng dân, BLHS năm 2015 đã có nhiều điểm mới đề cao quyền con người, quyền công dân nhằm loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự; tha tù trước thời hạn có điều kiện cho các đối tượng khi có vi phạm. Điều này thể hiện tinh thần thượng tôn Hiến pháp năm 2013 của BLHS.

Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thơng qua việc xét xử các vụ án nói chung và xét xử những vụ án hình sự nói riêng trên cơ sở đảm bảo những giá trị căn bản và phổ qt của cơng lý “Tịa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tịa án có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Điều 102 Hiến pháp năm 2013) bằng việc đảm bảo trong quá trình định tội danh các vụ án hình sự khơng bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; nguyên tắc hai cấp xét xử.

Trong q trình xét xử hai cấp thì vẫn cịn nhiều sai sót hay vi phạm trình tự thủ tục tố tụng thì sẽ được xem xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật đảm bảo mọi việc xét xử khách quan, đúng pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 393 BLTTHS năm 2015. Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng, công khai và nguyên tắc suy đốn vơ tội. Một người chỉ được xem là có tội khi có Bản án quyết dịnh tội danh, hình phạt. Vì vậy, trên cơ sở xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng và căn cứ vào kết quả tranh tụng nên các chủ thể tiến hành định tội danh, đặc biệt là Hội đồng xét xử phải bảo vệ quyền con người khi ban hành phán quyết bằng bản án hoặc quyết định tuyên bố một chủ thể phạm tội hay không phạm tội. Suy cho cùng Hội đồng xét xử là chủ thể trung tâm thực hiện bảo vệ quyền con người, bảo đảm định tội danh đúng, trong đó có định tội danh tội LDTNCĐTS đạt hiệu quả và chất lượng.

Thứ tư: phục vụ hội nhập quốc tế

Sau nhiều năm đổi mới, công tác tư pháp ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN. Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu của nước ta, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Nước ta muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhà nước ta đã nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các chủ thể có thẩm quyền định tội danh cần thống nhất cao nhận thức tích cực về hội nhập quốc tế và nội luật hóa các quy định liên quan đến lĩnh vực hình sự trong các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết là yêu cầu khách quan, bức thiết trong việc giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, phát triển đất nước, đóng góp tích cực vào việc giữ gìn hịa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Quá trình hội nhập đã tác động mạnh mẽ nhiều mặt đời sống xã hội của nước ta, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực, nguy cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên mạnh mẽ dẫn đến những hệ lũy gia tăng tình hình phạm tội. Do đó, Các chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải xác định chính xác những hành vi phạm tội, xác định đúng tội danh và xử lý kịp thời, nghiêm minh tội phạm đó nhưng phải đảm bảo phù hợp với các thỏa thuận mà nước ta đã ký kết nhằm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm.

Khẳng định hội nhập quốc tế của nước ta là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với nước ta trong thời đại tồn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này cịn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho nước ta. Việc thực hiện đúng hoạt động tội danh trong các giai đoạn tố tụng của vụ án sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập quốc tế của nước ta trong hoạt động tư pháp, tạo niềm tin về sự minh bạch hệ thống pháp luật Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngồi khi có thiện chí đầu tư tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)