của cán bộ định tội danh
Con người là chủ thể áp dụng áp dụng pháp luật. Do đó, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm và có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng được yêu cầu bảo đảm thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý trong thực tiễn công tác tư pháp xét xử tại Việt Nam. Điều kiện quan trọng hàng đầu, là điều kiện cơ bản và nền tảng, là điều cần và đủ để định tội danh đúng nhằm tránh oan sai, bỏ lột tội phạm là năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của chủ thể có thẩm quyền định tội danh. Trong q trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp luật hình sự. Tuy nhiên, cơng tác xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp cũng còn đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như chính sách pháp luật trong tư pháp cịn chậm được đổi mới, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, một số sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử.
Để đảm bảo hoạt động định tội danh được chính xác, khách quan, vơ tư, đúng người, đúng tội và còn phải đúng pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, xem xét, đánh giá chứng cứ của vụ án, phải nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã thu thập được trong hồ sơ vụ án.Từ đó, ban hành một bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hạn chế đến mức thấp nhất án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ và những kinh nghiệm thực tiễn tạo sự đồng nhất trong tư duy lý luận cho hoạt động định tội danh. Cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp tiêu cực, rút kinh nghiệm những trường hợp hủy sửa bản
án do lỗi chủ quan của Thẩm phán.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở vật chất tiêu biểu là chế độ tiền lương đối với cán bộ ngành Kiểm sát, Tòa án phù hợp điều kiện xã hội hiện tại nhằm nâng cao chất lượng xét xử mà không phụ thuộc vào thu nhập gia đình góp phần xây dựng nền tư pháp văn minh.