Quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN (Trang 29 - 39)

So với Bộ luật hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự 2015 đã có những thay đổi mang tính hồn thiện hơn hành lang pháp lý đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Phần chung của BLHS năm 2015 gồm 12 chương. Trong phần chung của BLHS có các Điều luật liên quan đến việc định tội danh tội LDTNCĐTS như: Khái niệm tội phạm (Điều 8); Tuổi chịu TNHS (Điều 12); Phạm tội chưa đạt (Điều 15)…

Chủ thể có thẩm quyền định tội danh trên cơ sở kết hơp những quy phạm phần chung BLHS quy định về các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và ở phần các tội phạm về mơ hình pháp lý tội phạm (CTTP) một cách chi tiết sẽ xác định được có hay khơng có sự phù hợp giữa hành vi đã thực hiện và những yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS quy định tại Điều 175 BLHS theo đúng thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền định tội danh.

1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đoạt tài sản

Nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội nên BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa tối đa các hành vi mà chủ thể phạm tội có thể thực hiện tại Điều 175 Bộ luật này.

Để có thể định tội danh đúng tội LDTNCĐTS, chủ thể định tội danh cần nhận thức đúng đắn các dấu hiệu của tội này được nhà làm luật xây dựng trong cấu thành tội phạm với 4 yếu tố là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Từ quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể thấy tội LDTNCĐTS có các dấu hiệu pháp lý như sau:

* Khách thể của tội phạm

Việc xác định khách thể của tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh, xác định tính chất, mức độ của hành vi cũng như phân biệt các loại tội phạm với nhau.

Khách thể của tội phạm là mục đích hướng đến của tội phạm khi thực hiện hành vi phạm tội. Người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và người phạm tội xâm hại thì sẽ bị xử lý hình sự.

Khách thể của tội LDTNCĐTS là quan hệ sở hữu, bởi tội này xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Chủ thể thực hiện tội phạm tội LDTNCĐTS xâm đến quan hệ sở hữu được Luật hình sự bảo vệ và Điều 175 BLHS năm 2015 khơng quy định tình tiết định khung hình phạt đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đối với chủ thể thực hiện tội phạm tội LDTNCĐTS. Do đó khi đã thực hiện hồn thành hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại nếu tiếp tục gây thương tích cho bị hại với lý do chống trả để tẩu thốt thì căn cứ vào tỉ lệ thương tích của bị hại chủ thể thực hiện tội phạm tội LDTNCĐTS phải chịu thêm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại BLHS trong cùng một vụ án.

Người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý và mục đích của hành vi là chiếm đoạt tài sản của bị hại. Đối tượng xâm phạm của tội phạm LDTNCĐTS là tài sản, với tư cách là khách thể quyền sở hữu theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Về cơ bản, tài sản là đối tượng của tội LDTNCĐTS phải thuộc sở hữu hợp pháp của một chủ thể nhất định, mang tính giá trị (giá trị và giá trị sử dụng).

* Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan là yếu tố vật chất của tội phạm. Bất kỳ tội phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh thế giới khách quan. Những dấu hiệu của tội phạm về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại BLHS, hành vi hành vi nguy hiểm gây ra những hậu quả gì, sự tác động giữa hành vi và hậu quả của hành vi tạo mối quan hệ nhân quả như thế nào, hành vi đó thực hiện bằng cơng cụ phạm tội gì trong thời gian không gian phạm tội như thế nào được hiểu là mặt khách quan của tội phạm.

Yếu tố quan trọng nhất của mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan của tội phạm, là sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, là những biểu hiện của chủ thể thực hiện tội phạm ra thế giới khách quan qua những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích đã định trước.

Hành vi khách quan của tội phạm được hiểu là những biểu hiện của chủ thể thực hiện tội phạm ra ngoài thế giới khách quan về thực tế nó được ý thức kiểm sốt và ý chí điều khiển. Chính vì thế, chỉ khi có hành vi nguy hiểm được thực hiện thì vấn đề lỗi mới được đặt ra. Tuy nhiên, một hành vi có thể có lỗi hoặc khơng có lỗi. Biểu hiện ra bên ngồi của con người sẽ khơng được xem là hành vi khách quan (với tư cách là một biểu hiện của mặt khách quan) nếu nó khơng được ý thức kiểm sốt hoặc khơng phải là hoạt động ý chí. Ví dụ, phản xạ khơng điều kiện, phản ứng trong tình trạng xúc động quá mạnh, những biểu hiện trong tình trạng bộ não mất khả năng nhận thức, điều khiển…

Những dấu hiệu về mặt khách quan của tội LDTNCĐTS:

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Thông qua thỏa thuận dân sự hoặc hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản thì chủ thể thực hiện tội phạm nhận được tài sản của bị hại hợp pháp. Sau khi có được tài sản, chủ thể thực hiện tội phạm bất tín với thỏa thuận dân sự hoặc

hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản đã ký kết với bị hại, thực hiện chiếm đoạt tài sản của bị hại với thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn.

Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn xử lý trường hợp nào trên thực tiễn là “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản”. Những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn vẫn chưa được giải thích nhằm mang lại sự thống nhất trong tư duy áp dụng pháp luật như: Cơ sở nào chứng minh chủ thể thực hiện tội phạm đã nhận tài sản của bị hại, sau đó bất tín với thỏa thuận dân sự hoặc hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản đã ký kết với bị hại rồi bỏ trốn với mục đích là chiếm đoạt tài sản của bị hại? Những lý do nào được loại trừ để cơ quan tiến hành tố tụng xác định khơng liên quan đến mục đích bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản của bị hại?

Theo quan điểm của học viên, trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt mặc dù không sử dụng bất kỳ thủ đoạn gian dối gì sau khi nhận tài sản của bị hại nhưng không trả lại tài sản cho bị hại và bỏ trốn thì cần xác định đây là hành vi LDTNCĐTS được quy định tại Điều 175 BLHS. Một vấn đề quan trọng đặt ra là chủ thể có thẩm quyền định tội danh khi tiến hành định tội danh cần xác định nguyên nhân bỏ trốn của chủ thể thực hiện hành vi bỏ trốn là ngun nhân gì, có phải bỏ trốn đối với bị hại hay không, nếu bỏ trốn khơng vì chiếm đoạt tài sản của bị hại mà vì ngun nhân khác thì khơng thể cấu thành tội LDTNCĐTS theo quy định tại Điều 175 BLHS. Trường hợp chủ thể chủ thể thực hiện hành vi không bỏ trốn, không gian dối với bị hại sau khi nhận được tài sản của bị hại nhưng chủ thể thực hiện hành vi khơng có khả năng trả lại hoặc có khả năng mà khơng trả lại tài sản cho bị hại với lý do sử dụng tài sản chiếm đoạt vào mục đích bất hợp pháp thì phải xác định chủ thể chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS theo quy định tại Điều 175 BLHS.

Khi đã có những quy định của pháp luật ban hành ra để điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ xã hội thì đồng thời sẽ có cơ sở để đánh giá xem thế nào là một hành vi hợp pháp và ngược lại. Vậy cụm từ “bất hợp pháp” được hiểu như thế nào cho đúng theo Điều 175 BLHS? Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội nhưng khơng có văn nào náo xác định cụ thể là trái với pháp luật nào. Vì vậy quá trình xét xử các vụ án hình sự trên thực tế xác định việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt dùng tài sản chiếm đoạt của bị hại vào việc thực hiện tội phạm hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự như dung tiền chiếm đoạt của bị hại để mua bán ma tuý. Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt dùng tài sản chiếm đoạt của bị hại thanh toán một phần giá trị tài sản bị chiếm đoạt, phần còn lại dùng để mua sắm tư trang cá nhân mà không sử dụng tài sản chiếm đoạt vào mục đích phạm tội, mục đích bất hợp pháp khác thì phải xem xét hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự hay khơng trên cơ sở phân biệt hành vi sử dụng tài sản chiếm đoạt của bị hại vào mục đích bất hợp pháp và hành vi sử dụng tài sản chiếm đoạt của bị hại không đúng thỏa thuận hợp đồng dân sự được ký kết giữa các bên.

Thực tế ở tỉnh Bình Dương hiện nay cho thấy các vụ vỡ nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng góp hụi có giá trị tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng xảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, gây hoang mang tâm lý trong nhân dân nhưng khi bị hại có đơn u cầu đề nghị CQĐT cơng an huyện, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương yêu cầu xử lý thì hầu hết các cơ quan có thẩm quyền khơng thể xử lý bằng pháp luật hình sự được mà chuyển sang các vụ án dân sự dẫn đến bị hại không thu hồi được tài sản bị chiếm đoạt và không đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị hại.

Tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015, nhà làm luật quy định các tình tiết định tội “Đã bị kết án về tội này” đối với tội LDTNCĐTS còn điểm hạn chế thể hiện ở chỗ chưa mang tính răn đe người phạm tội và phòng ngừa chung cho xã hội.

Cần phải xét thêm dấu hiệu “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm” đối với trường hợp chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại có giá trị dưới định lượng tối thiểu của Điều 175 BLHS để xét hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS theo Điều 175 BLHS. Và cũng chính điều này phát sinh vướng mắc trên thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về việc khơng truy cứu TNHS được đối với chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại có tiền án về tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng trong vụ án chủ thể thực hiện hành vi LDTNCĐTS lại có tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới mức tối thiểu. Bên cạnh đó, người có hành vi LDTNCĐTS có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu và tiền án về tội chiếm đoạt mặc dù thuộc loại ít nghiêm trọng như: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản… thì lại bị coi là tội phạm và bị xử lý TNHS.

Thực tiễn áp dụng pháp luật cũng cho thấy quy định hành vi “đến thời

hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”

dẫn đến một số vướng mắc. Câu hỏi đặt ra là bao lâu được gọi là “đến thời hạn trả lại tài sản” theo quy định tại Điều 175. Thời hạn nêu trên là ngay sau

khi kết thúc thời hạn theo hợp đồng vay, mượn, cho thuê tài sản hay sau một khoảng thời gian nhất định và làm cách nào để chứng minh “có điều kiện, có

khả năng” và “cố tình khơng trả” vì đây là những quy định mang tính định tính, khó xác định trên thực tế.

Trong vụ án LDTNCĐTS, mức thiệt hại về giá trị tài sản bị chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt gây ra là hậu quả trực tiếp của của tội

LDTNCĐTS. Hay nói cách khác, Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ [48, tr.121]. Là tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả được xác định là yếu tố bắt buộc đối với cấu thành của tội LDTNCĐTS. Điều 175 khoản 1 BLHS năm 2015 nêu rõ giá trị tài sản bị chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng cho đến dưới 50.000.000 đồng thì sẽ cấu thành tội phạm tội LDTNCĐTS. Trường hợp giá trị tài sản của bị hại bị chiếm đoạt nằm ở mức dưới 4.000.000 đồng thì chủ thể có thẩm quyền định tội danh phải xem xét xem chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hay chưa, hoặc chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị kết án về tội LDTNCĐTS hay chưa, hoặc chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị kết án về một trong các tội tại Điều 174, 173, 172, 171, 169, 168 Bộ luật hình sự mà vẫn chưa được xóa án tích đối với các tiền án trước lẩn phạm tội này, hoặc hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là phương tiện kiếm sống chính của bị hại hoặc hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với bị hại chủ thể có thẩm quyền định tội danh xem xét kết luận hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đủ yếu tố cấu thành tội LDTNCĐTS. Ở tội LDTNCĐTS khơng có trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng có trường hợp phạm tội chưa đạt vì chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã dùng thủ đoạn gian dối nhưng vì những lý do khách quan nên người phạm tội khơng thực hiện được thủ đoạn đó. Theo quy định tại Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt nếu trước

đó họ đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (nay là Luật xử lý vi phạm hành chính) hoặc bị xử lý kỷ luật theo đúng Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang hoặc bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi chiếm đoạt như: cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; LDTNCĐTS; tham ô tài sản mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật vi phạm các hành vi nêu trên để được xem là chưa từng vi phạm các hành

Một phần của tài liệu ĐỊNH TỘI DANH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)