Thực tiễn thụ lý, lập hồ sơ, hoà giải và chuẩn bị xét xử giảiquyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương

Một phần của tài liệu Luận Văn Tốt Nghiệp Kim Anh (3) (Trang 34 - 35)

c. Bộ máy giúp việc

2.4 Thực tiễn thụ lý, lập hồ sơ, hoà giải và chuẩn bị xét xử giảiquyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương

2.4.1. Khởi kiện và thụ lý tranh chấp đất đai

Thủ tục tố tụng tại TAND huyện Kiến Xương được bắt đầu bằng sự kiện pháp lý là đương sự nộp đơn khởi kiện:

- Các các nhân, tổ chức có thể nộp hồ khởi kiện trực tiếp tại TAND huyện Kiến Xương tại phòng Tiếp cơng dân của tịa án hoặc có thể gửi hồ sơ khởi kiện qua phương thức chuyển phát tại địa phương của huyện.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện Tòa án sẽ phản hồi trực tiếp lại với cá nhân, tổ chức đến nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp hoặc bằng các văn bản thông báo đã tiếp nhận hồ sơ của nguyên đơn bằng phương thức chuyển phát.

Về cơ bản, đơn khởi kiện phải có đủ các nội dung, kèm theo đơn khởi kiện phải có:

-Tài liệu

-Chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện phải bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo u cầu của Tịa án trong q trình giải quyết vụ án. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án yêu cầu đương sự phải giao nộp các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện sau: giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, trích lục bản đồ địa chính thửa đất, biên bản hịa giải khơng thành ở cấp xã, các tài liệu chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm…

Trên thực tiễn, hồ sơ khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng nhằm xác định rõ yêu cầu khởi kiện của đương sự. Nhiều trường hợp đơn khởi kiện khơng rõ ràng gây khó khăn trong q trình giải quyết vụ án. Do đó, tại TAND huyện Kiến Xương,Thái Bình có các mẫu đơn khởi kiện cho đương sự theo dõi và soạn thảo đúng quy định của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho quá trình giải quyết về sau.

Khi nhận đơn khởi kiện Tòa án phải vào sổ nhận đơn và cấp cho người khởi kiện giấy xác nhận về việc đã nhận được đơn khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tịa án phân cơng một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án.

Khi hồ sơ khởi kiện đã đầy đủ và người khởi kiện đã nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa án tiến hành thụ lý vụ án. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán sẽ thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết. Trên cơ sở thông báo thụ lý vụ án, Chánh án Tịa án quyết định phân cơng Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu Luận Văn Tốt Nghiệp Kim Anh (3) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w