Chuẩn bị xét xử tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Luận Văn Tốt Nghiệp Kim Anh (3) (Trang 35 - 37)

c. Bộ máy giúp việc

2.4.2. Chuẩn bị xét xử tranh chấp đất đa

-Thời hạn chuẩn bị xét xử: Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án là 04 tháng trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn. Đối với các vụ án có tình chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

-Trong thời hạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như : Lập hồ sơ vụ án; xác định tư cách đương sự, người tiến hành tố tụng; xác định quan hệ tranh chấp và pháp luật cần áp dụng; làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án; xác minh thu thập chứng cứ theo quy định của tố tụng dân sự; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tổ chức phiên họp kiểm tra việc

giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

Cũng trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án; đưa vụ án ra xét xử.

*Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa

giải tại Tòa án nhân dân:

-Nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của đương sự trong các tranh chấp vụ việc dân sự phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc giao nộp và thời điểm giao nộp chứng cứ, cơng khai chứng cứ,bên cạnh hoạt động hịa giải, Thẩm phán phải tiến hành mở "phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ.

-Để bảo đảm mọi chứng cứ đều được công khai, các đương sự đều biết các tài liệu chứng cứ của vụ án để thực hiện quyền tranh tụng, ngoài việc quy định nghĩa vụ của đương sự khi giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tịa án thì phải gửi bản sao cho đương sự khác.Trường hợp vụ án dân sự khơng được hịa giải hoặc hịa giải khơng được thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà khơng tiến hành hịa giải.

-Mục đích của phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là nhằm bảo đảm mọi chứng cứ đều được công khai (trừ trường hợp khơng được phép cơng khai) trong q trình tố tụng; hòa giải là để các bên thương lượng, thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp.

-Trường hợp Tòa án tiến hành hịa giải nhiều lần thì lần hịa giải đầu tiên Tịa án phải tiến hành theo đúng trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.Đối với lần hòa giải tiếp theo, Tòa án chỉ tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ khi có tài liệu, chứng cứ mới và ghi vào biên bản hịa giải.

Sau khi tiếp cận, cơng khai chứng cứ, Thẩm phán tiếp tục tiến hành hòa giải để các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ các vụ án khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Trường hợp các đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án kể cả về án phí thì Tịa án lập biên bản

hịa giải thành. Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hịa giải thành mà khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tịa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Luận Văn Tốt Nghiệp Kim Anh (3) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w