sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, có tinh thần vượt khó khăn để hồn thành nhiệm vụ. Cho đến nay, 100% Thẩm phán của TAND huyện Kiến Xương là đảng viên. TAND huyện Kiến Xương đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tồn diện đối với cơng tác Tịa án, đặc biệt là công tác xét xử và công tác cán bộ.
3.1.2. Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai gắn với việc xây dựng nhà nước và pháp quyền xã hội chủ đất đai gắn với việc xây dựng nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Trong giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND phải gắn với việc thực hiện đồng bộ các yêu cầu, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN "của dân, do dân, vì dân". Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND nói chung và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng là một địi hỏi cấp thiết. Để làm được điều này khơng thể tách dời với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Một trong những yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, có tính khả thi cao và ổn định. Lĩnh vực đất đai cũng cần có sự quan tâm thỏa đáng trong việc xây dựng hoặc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với thực tiễn. Chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND gắn liền với chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp khác. Để cải cách tư pháp có hiệu quả, Đảng và Nhà nước cần kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của TAND, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cải cách nền hành chính nhà nước v.v... Tất cả các yêu cầu, nội dung trên phải được thực hiện một cách đồng bộ và có những bước đi phù hợp.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai đặt trong bối cảnh đổi mới cơng tác xét xử của Tịa án nhân đai đặt trong bối cảnh đổi mới cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân theo hướng mở rộng dân chủ, tranh luận cơng khai tại phiên tịa, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng
Tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp. Vì vậy, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng tại TAND chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Trong hoạt động xét xử của TAND, việc thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tranh tụng cơng khai tại phiên tịa góp phần nâng cao chất lượng ban hành các bản án, quyết định theo đúng pháp luật. Coi trọng và mở rộng
tranh tụng cơng khai tại phiên tịa theo quan điểm của Đảng cũng là một trong những nội dung thiết thực để thực hiện dân chủ trong hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết vụ án. Chỉ có coi trọng việc tranh luận cơng khai tại phiên tịa thì Thẩm phán mới có được cái nhìn đa chiều, đẩy đủ thơng tin, chứng cứ nhằm nhận diện chính xác bản chất, sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, người Thẩm phán mới áp dụng chính xác pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai để đưa ra phán quyết đúng đắn. Hơn nữa, mở rộng dân chủ, tôn trọng việc tranh luận công khai tại phiên tòa nhằm tạo điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân, các bên đương sự, luật sư, bào chữa viên; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cơng luận, báo chí v.v... theo dõi, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Thẩm phán, Hội đồng xét xử có đúng, chính xác, khách quan, vơ tư, cơng bằng hay khơng.
3.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả áp dụng trong hoạt động xét xử tại Tòa án và nâng cao hiệu quả áp dụng trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tại huyện Kiến Xương
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đaia. Rà soát, sử đổi, bổ sung các quy định nhằm xác lập cơ chế pháp lý a. Rà soát, sử đổi, bổ sung các quy định nhằm xác lập cơ chế pháp lý kiểm sốt có hiệu quả việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước
Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Tiếp đó, Điều 21 quy định vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai cho nhiều cơ quan nhà nước từ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và UBND các cấp. Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 phân cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ và thu hồi đất cho UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện (Điều 59, Điều 66); song lại chưa xác lập được cơ chế phù hợp để kiểm soát, giám sát hiệu quả quyền đại diện của chủ sở hữu toàn dân về đất đai của các cơ quan nhà nước này. Điều này dẫn đến tình trạng có sự lạm dụng quyền lực trong việc chuyển mục đích SDĐ nơng nghiệp, giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; thậm chí, trong nhiều trường hợp có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm... gây bức xúc trong nhân dân. Để khắc phục những hạn chế này, em cho rằng cần bổ sung các văn bản pháp luật nhằm:
Một là, xác định rõ hơn vai trò đại diện của chủ sở hữu toàn dân về đất đai của
Nhà nước thông qua việc xác lập cơ chế hữu hiệu để giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước trong thực thi pháp luật đất đai; Hai là, xác định
rõ ràng, cụ thể hơn mối quan hệ giữa quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người SDĐ