năm 2015
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Đây là Bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng tại TAND. Bởi lẽ, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND phải tuân theo các quy định của BLTTDS năm 2015 về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Để nhanh chóng đưa các nội dung mới của Bộ luật này đi vào cuộc sống cũng như thực tiễn xét xử (trong đó có hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai) của TAND thì Chính phủ, TANDTC và các bộ, ngành hữu quan cần nhanh chóng xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành; cụ thể:
Thứ nhất, để giải quyết hiện tượng chồng chéo, vướng mắc khi xác định
thẩm quyền theo lãnh thổ hay thẩm quyền theo vụ việc, vấn đề đặt ra cần phải làm rõ như thế nào là tranh chấp về BĐS để xác định TAND có thẩm quyền giải quyết. Ngồi ra, có thể mở rộng việc áp dụng đối với tranh chấp về các quyền được tiếp tục thuê; tranh chấp về BĐS liền kề như tranh chấp lối đi, trổ cửa, thoát nước, ranh giới…. Về phương diện lý luận, đối tượng của các vụ tranh chấp sẽ được xác định thông qua đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Thứ hai, để áp dụng thẩm quyền của TAND theo lãnh thổ đối với các tranh
chấp thừa kế nhà đất hoặc QSDĐ một cách thống nhất cần nghiên cứu hướng dẫn cụ thể về vấn đề này tránh những vướng mắc như trong thời gian qua. Hướng dẫn giải quyết có thể theo hướng áp dụng nguyên tắc nơi phát sinh sự kiện mở thừa kế để xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ là TAND nơi mở thừa kế hay TAND nơi khai phát di sản thừa kế.
Thứ ba, pháp luật đất đai cần phân biệt rõ những loại tranh chấp đất đai nào
khơng có thời hiệu khởi kiện và những loại tranh chấp đất đai nào có tính thời hiệu khởi kiện. Có thể theo hướng những tranh chấp đất đai liên quan đến việc xác định "ai là người có quyền sử dụng đất"; "chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hơn" thì khơng tính thời hiệu khởi kiện. Đối với các tranh chấp đất đai khác như tranh chấp về giao dịch có đối tượng là QSDĐ;
thừa kế QSDĐ... thì vẫn tính thời hiệu khởi kiện theo quy định của BLDS về hợp đồng dân sự, thừa kế.
3.2.2. Bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất
Thứ nhất, đối với trường hợp sau khi kết hôn, vợ chồng về sống chung với
gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ. Bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ đồng ý để con trai, con dâu hoặc con gái, con rể SDĐ (để làm nhà ở, canh tác…). Họ SDĐ ổn định lâu dài, đã đăng ký đất đai và được cấp GCNQSDĐ thì Tịa án cơng nhận việc tặng cho là hoàn thành, xác định đất này là tài sản chung của vợ chồng để chia khi họ ly hôn.
Thứ hai, nếu bố mẹ chồng đồng ý cho con trai, con dâu hoặc bố mẹ vợ
đồng ý cho con gái, con rể làm nhà ở trên đất. Trong quá trình sử dụng, họ chưa đăng ký đất đai, chưa được cấp GCNQSDĐ… Khi ly hôn, bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ địi lại đất thì Tịa án căn cứ quy định tại Điều 459 BLDS năm 2015 (tặng cho BĐS) xác định việc tặng cho chưa có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, QSDĐ không phải là tài sản chung của vợ chồng mà vẫn thuộc quyền sử dụng của bố mẹ. Nếu người con dâu hoặc con rể có nhu cầu về chỗ ở thì TAND chia nhà đất cho họ và buộc họ phải thanh toán lại giá trị QSDĐ tương ứng cho bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ.
Thứ ba, trong trường hợp tặng cho có điều kiện thì khi giải quyết tranh
chấp, TAND cần xác định rõ có hay khơng có điều kiện mà các đương sự đã nêu và điều kiện đó đã thực hiện hay chưa để giải quyết cho đúng (ví dụ: bố mẹ vợ cho con gái, con rể đất để làm nhà ở với điều kiện khi già yếu, con gái, con rể phải chăm sóc họ. Nay vợ chồng con gái và con rể ly hơn; cha mẹ vợ địi lại đất thì TAND căn cứ vào Điều 642 Bộ BLDS năm 2015 (tặng cho tài sản có điều kiện) để xem xét giải quyết.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tranh chấp đất đai trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Kiến Xương