tội hủy hoại tài sản
Hệ thống hình phạt tại Điều 178 BLHS được quy định gồm hình phạt chính (phạt tiền, phạt cải tạo khơng giam giữ và tù có thời hạn), hình phạt bổ sung (phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định).
Hình phạt chính
- Phạt tiền là hình phạt tác động vào kinh tế của người phạm tội, khi người phạm tội bị áp dụng hình phạt này thì họ sẽ phải nộp một khoản tiền
phạt cho ngân sách nhà nước. Tội hủy hoại tài sản quy định có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng được quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015.
Với việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính có ý nghĩa quan trọng trong chủ trương chính sách hình sự của Nhà nước mở rộng áp dụng hình phạt khơng tước tự do và thay thế hình phạt tước tự do bằng hình phạt tiền. Với quy định của BLHS năm 2015 áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền đối với tội hủy hoại tài sản một mặt đáp ứng mục tiêu giảm việc áp dụng hình phạt tù, nhưng vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt. Mặt khác, Tịa án đa dạng hóa lựa chọn trong các loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội mà vẫn đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.
- Phạt cải tạo khơng giam giữ là hình phạt chính, khi bị áp dụng hình phạt này thì họ bị cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư trú. Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm được áp dụng cho người phạm tội hủy hoại tài sản thuộc khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015.
- Hình phạt tù có thời hạn
Tù có thời hạn là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội trong thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo. Mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội hủy hoại tài sản là 06 tháng và mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội hủy hoại tài sản là 20 năm. Trong số các loại hình phạt thì hình phạt tù có thời hạn được Tịa án áp dụng nhiều nhất trong hệ thống hình phạt. Quy định cụ thể tại:
Khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 với mức phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với những trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015. Như vậy, mức phạt tù có thời hạn này được áp dụng cho những trường hợp khơng có tình tiết tăng nặng.
Hình phạt tù có thời hạn được quy định áp dụng trong các trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015.
Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tùy từng trường hợp Tịa án có thể sẽ áp dụng mức án phạt tù không quá 03 năm và cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm nếu người phạm tội có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù.
So với Điều 143 BLHS năm 1999 thì Điều 178 BLHS năm 2015 có những điểm mới trong quy định loại hình phạt chính và mức hình phạt:
Về loại hình phạt chính, trong khung hình phạt áp dụng với loại tội phạm ít nghiêm trọng xâm phạm sở hữu thì điều luật mới đã bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính là phù hợp vẫn đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với mục tiêu cải cách tư pháp. Cụ thể,
điều luật cũ chỉ quy định 2 loại hình phạt chính là “cải tạo không giam giữ
đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” thì các nhà làm luật, ngồi
hai loại hình phạt trên, đã bổ sung thêm hình phạt tiền đối với tội hủy hoại tài sản “từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng” tại khoản 1 Điều 178 BLHS.
Quy định tại khoản 2 Điều 178 BLHS năm 2015 về hình phạt khơng có gì thay đổi so với quy định tại khoản 2 Điều 143 BLHS năm 1999. Nhưng tại khoản 3, khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015 lại có những thay đổi đáng kể:
về mức hình phạt “từ 05 năm đến 10 năm” trong khi điều luật cũ quy định
mức hình phạt cao hơn: “từ 07 năm đến 15 năm” tại khoản 3; về loại hình
phạt luật mới bỏ hình phạt “tù chung thân”, quy định hình phạt tù tối đa 20 năm tại khoản 4 Điều 178 BLHS 2015.
Hình phạt bổ sung
Về hình phạt bổ sung đối với người phạm tội hủy hoại tài sản vẫn quy định như điều luật cũ “Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Như vậy, so với khoản 5 Điều
143 BLHS năm 1999 thì khoản 5 Điều 178 BLHS năm 2015 giữ nguyên, khơng có sửa đổi bổ sung gì thêm.
Các biện pháp tư pháp
Người phạm tội hủy hoại tài sản sẽ bị áp dụng các biện pháp tư pháp cụ thể như:
Tịch thu vật trực tiếp liên quan đến tội phạm.
Sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Kết luận chương 1
Chương 1 của Luận văn tập trung nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản. Để làm rõ được khái niệm về tội hủy hoại tài sản, luận văn đã định nghĩa hành vi hủy hoại tài sản, đồng thời phân biệt tội hủy hoại tài sản với một số tội phạm khác liên quan. Việc chỉ ra những điểm khác biệt này nhằm đảm bảo cho công tác áp dụng pháp luật trong thực tiễn đúng đắn, xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đồng thời, chỉ ra ý nghĩa và mục đích việc quy định, ghi nhận tội hủy hoại tài sản trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam.
Ngoài ra, tại Chương 1 của Luận văn còn đi phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản. Làm rõ quy định về dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung của tội phạm này và hình phạt, biện pháp tư pháp của tội hủy hoại tài sản.
Trên cơ sở phân tích trên làm tiền đề để nghiên cứu đánh giá về tình hình thực tiễn của hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hủy hoại tài sản, ở Chương 2 của Luận văn.
Chương 2