Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về tội hủy hoại tài sản

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 69 - 71)

sự về tội hủy hoại tài sản

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về tội hủy hoại tài sản hủy hoại tài sản

Về cơ bản quá trình áp dụng các điều luật về nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng trong BLHS đã quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng, nên kết quả điều tra, xử lý tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thời gian qua đã từng bước được nâng cao, góp phần tích cực bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức và cá nhân. BLHS năm 2015 ban hành được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, tuy nhiên khi luật đưa vào áp dụng trên thực tế đã bộc lộ một số thiếu sót, bất cập. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản của BLHS trong điều tra, truy tố, xét xử cũng đã xuất hiện một số vướng mắc, khó khăn nhất định. Do vậy cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội hủy hoại tài sản nói riêng. Trong đó, trước hết cần phải có một điều luật quy định khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu nói chung và khái niệm tội hủy hoại tài sản nói riêng để làm cơ sở thống nhất trong việc nhận thức về hành vi hủy hoại tài sản và xác định đầy đủ cơ sở pháp lý hơn nữa cho nhóm các tội xâm phạm sở hữu.

Đối với việc hoàn thiện về dấu hiệu hậu quả của tội phạm.

Tác giả cho rằng cần ban hành văn bản hướng dẫn làm rõ dấu hiệu “tài

hiểu là trị giá của tài sản bị hủy hoại - giá trị của đối tượng của tội phạm (bao gồm cả những tài sản chưa bị thiệt hại nhưng người phạm tội có ý định hủy hoại nó). Theo quan điểm của tác giả, dấu hiệu “tài sản có giá trị từ 2 triệu

đồng…” trong tội hủy hoại tài sản cần được hiểu là giá trị của đối tượng tác

động của tội phạm.

Đồng thời, sửa đổi cụm từ “Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ…” trong

các CTTP tăng nặng tại khoản 2, 3, 4 Điều 178 BLHS năm thành “Tài sản trị

giá từ…” vì theo quan điểm của tác giả, dấu hiệu hậu quả trong tội hủy hoại tài

sản cần được hiểu là giá trị của đối tượng tác động của tội phạm mà không căn cứ vào thiệt hại thực tế đã xảy ra. Chẳng hạn như trong ví dụ nêu trên: A gom 1 số tài sản của B (tổng trị giá 100 triệu đồng) chất thành đống rồi tưới xăng đốt nhưng may mắn là được dập tắt kịp thời nên tài sản không bị cháy hết mà chỉ cháy 1 tài sản có giá trị 20 triệu đồng thì trong trường hợp này cần xác định mức độ TNHS của hành vi hủy hoại tương ứng với số tài sản định hủy hoại là 100 triệu đồng, tức là trong trường hợp này cần áp dụng khoản 2 Điều 178 BLHS chứ không phải khoản 1 Điều 178 BLHS.

Ngoài ra, cần hoàn thiện quy định của BLHS về chế tài của tội phạm - Thứ nhất, Cần quy định riêng chế tài hình phạt của tội hủy hoại tài sản

và tội cố ý làm hư hỏng tài sản khác nhau. Hiện nay nhà làm luật vẫn gộp chung chế tài hình phạt của tội cố ý làm hư hỏng tài sản và tội hủy hoại tài sản trong cùng một điều luật. Để cho phù hợp nên tách thành hai điều luật riêng biệt cho hai tội cố ý làm hư hỏng tài sản, tội hủy hoại tài sản và xây dựng chế tài hình phạt của hai tội này khác nhau. Vì hai tội này khơng cùng có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội. Chính vì vậy cần xem xét sửa đổi theo hướng tách hai tội danh này độc lập để có cơ sở xem xét định tội và quyết định hình phạt phù hợp đảm bảo xử lý công bằng.

- Thứ hai, tại khoản 5 Điều 178 BLHS quy định hình phạt bổ sung áp

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trên thực tế không nhiều đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, căn cứ vào thực tế cho thấy loại hình phạt này áp dụng khơng khả thi. Vì vậy, đề xuất bỏ quy định hình phạt bố sung “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc

làm công việc nhất định” tại khoản 5 BLHS năm 2015.

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)