Những hạn chế trong việc áp dụng qui định về tội hủy hoại tài sản

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 47 - 59)

Trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 tại tỉnh Đồng Nai đã xảy ra 83 vụ hủy hoại tài sản bị xử lý hình sự, với 92 bị cáo. Tác giả lấy số liệu từ năm 2016 đến năm 2020, các vụ án có liên quan tội hủy hoại tài sản từ ngày 01.01.2018 đến nay (áp dụng các quy định của BLHS năm 2015). Tuy nhiên, BLHS năm 2015 mới có hiệu lực áp dụng, thực tiễn áp dụng chưa nhiều nên luận văn nghiên cứu thêm một số vụ án liên quan từ năm 2016 đến năm 2017 (áp dụng các quy định của BLHS năm 1999).

Thứ nhất, về vấn đề xác định tội danh

- Định tội danh theo dấu hiệu đối tượng tác động.

Thực tiễn tỉnh Đồng Nai, cũng có những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất trong cách đánh giá về đối tượng tác động của tội phạm dẫn đến thay đổi tính chất của hành vi phạm tội, từ việc xác định đối tượng bị xâm hại là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nhưng sau đó lại thay đổi, cho rằng đối tượng đó khơng phải là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia đã làm cho việc xác định tội danh bị thay đổi, vụ án bị đình chỉ do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp này cũng liên quan đến việc phá hủy cơng trình của ngành điện nhưng được thay đổi Quyết định khởi tố bị can từ tội “Phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” (Điều 231 BLHS năm 1999) sang tội “Hủy hoại tài sản” (Điều 143 BLHS năm 1999) và ra Quyết định đình chỉ điều tra bị can vì giá trị tài sản bị thiệt hại chưa đủ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 BLHS năm 1999.

Đơn cử như ví dụ sau: Để có tiền tiêu xài, sáng ngày 23/8/2016, Nguyễn Hồng Sơn rủ Nguyễn Hồng Phú đi tìm dây điện để cắt trộm, Phú đồng ý. Đến khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, khi chạy vào đường Bùi Văn Hòa thuộc phường Long Bình, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai thì phát hiện có đường dây điện chiếu sáng công cộng, Sơn dừng xe giữa hai trụ điện ký hiệu T.TTH/86 (20T1) và GX23/4A (GX23/79), nói Phú đứng giữ xe và cảnh giới còn Sơn leo lên cành cây giữa hai trụ điện dùng kìm cắt đứt dây điện chiếu sáng loại 04 sợi xoắn 04x11mm làm dây điện rơi xuống đất. Sau đó, Sơn đến trụ điện T.TTH/86 (20T1) với tay cắt đứt đầu dây còn lại. Phú kéo và cuộn dây điện bỏ vào bao và giấu vào bụi cây. Sơn tiếp tục đến trụ điện có ký hiệu GX23/4A (GX23/79) với tay cắt đứt đoạn dây điện thứ hai. Khi Sơn định cuốn dây điện thì bị Cơng an xã Lê Minh Xuân trên đường đi tuần tra phát hiện và bắt giữ.

Cơ quan Điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Sơn về tội “Phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” vì cho rằng đường dây tải điện là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai tại Công văn số 783/SGTVT-GT ngày 03/9/2016 đã xác định hệ thống đèn chiếu sáng công cộng bị Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Hoàng Phú cắt trộm chưa được đăng ký là Cơng trình quan trọng về an ninh quốc gia. Tại Bản kết luận định giá tài sản số 3340/SCT-HĐĐGTS-BVG ngày 13/4/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp tỉnh – Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xác định giá trị tài sản bị thiệt hại trong vụ án là 1.296.000 đồng.

Do đó, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã có đủ cơ sở để xác định hành vi của Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Hoàng Phú phạm vào tội “Hủy hoại tài sản”, Cơ quan An ninh điều tra đã ra Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định thay đổi Quyết định

khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Sơn từ tội “Phá hủy cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” sang tội “Hủy hoại tài sản” và ra Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Nguyễn Hoàng Phú do khi phạm tội Phú chưa đủ 16 tuổi và tài sản bị thiệt hại là 1.296.000 đồng nên Phú khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Hủy hoại tài sản".

Trong vụ án này, do chưa có danh mục cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, cũng như chưa có những tiêu chí cụ thể để xác định chính xác một cơng trình, cơ sở, phương tiện có phải là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hay không đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng có những quan điểm khác nhau khi xác định tội danh theo đối tượng tác động của tội phạm, đã khởi tố bị can về hành vi phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia rồi phải thay đổi và đình chỉ vụ án vì sau đó các cơ quan tiến hành tố tụng xác định đối tượng tác động của tội phạm khơng phải cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về ANQG mà chỉ là tài sản thông thường.

Trong thực tiễn xét xử, việc xác định tài sản thông thường với các phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia đơi khi có nhiều quan điểm khác nhau, ảnh hưởng đến việc định tội danh. Do chưa có căn cứ xác định đối tượng tác động là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nên cơ quan tiến hành tố tụng đã khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc chuyển sang truy cứu TNHS về các tội phạm khác như tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015) hoặc tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS năm 2015),…khi mức độ thiệt hại hoặc các dấu hiệu cấu thành tội phạm có đầy đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội phạm này. Đồng thời, cũng có những trường hợp đánh giá chưa đúng về tính chất của cơng trình, cơ sở, phương tiện bị xâm phạm, cho rằng nó khơng phải là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia mặc dù theo Nghị định số 126/2008/NĐ-CP thì những cơng

trình, phương tiện này đủ tiêu chuẩn để xếp vào danh mục các cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, dẫn đến tình trạng xác định sai tính chất của đối tượng tác động và xác định sai khách thể của tội phạm. Do đó, tác giả cho rằng Chính phủ cần sớm ban hành danh mục các cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

- Định tội danh theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản. + Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất trong việc định tội danh khi có nhiều hành vi xâm hại đến tài sản, trong đó có hành vi hủy hoại tài sản. Trong đó tồn tại những trường hợp bất cập trong việc định tội danh như: vừa có hành vi hủy hoại, vừa có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản thì định tội danh như thế nào? Và trong trường hợp hành vi hủy hoại tài sản nhằm thực hiện tội phạm khác (như trộm cắp tài sản) thì xử lý về mấy tội? ...

Ví dụ: Khoảng 22 giờ ngày 12/5/2016; Nguyễn Quang T và Lê Anh H (đều có tiền án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích) đã rủ nhau đến văn miếu Trấn Biên (thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để trộm cắp tài sản. Đến nơi, T dùng đèn pin soi qua khe cửa sổ, thấy bên trong phịng thờ có hịm gỗ ghi chữ “Hịm cơng đức”; T và H dùng thanh sắt mang theo từ trước, cùng nhau cậy phá một góc cửa sổ bằng gỗ lim (Giá trị thiệt hại là 4.250.000 đồng), chui vào trong phòng thờ, bê “Hịm cơng đức” ra ngồi, mở hịm lấy được số tiền 1.550.000đ. Trong quá trình giải quyết vụ án, hiện có hai quan điểm chưa thống nhất về việc xác định tội danh đối với Nguyễn Quang T và Lê Anh H.

Quan điểm thứ nhất: T và H chỉ phạm một tội Trộm cắp tài sản; hành vi của T và H đã đáp ứng đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản: Số tiền trộm cắp dưới hai triệu nhưng đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích (định lượng, định tội); dấu hiệu đặc trưng của hành vi khách

quan là lén lút, bí mật; đặc biệt là yếu tố chủ quan của tội phạm - động cơ, mục đích thể hiện rõ nhằm chiếm đoạt tài sản, lấy tiền trong “hịm cơng đức”. Về hành vi hủy hoại tài sản (cửa sổ gỗ lim) chưa đáp ứng đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm, vì mục đích phá cửa để trộm cắp, chứ không phải hủy hoại.

Quan điểm thứ hai: Nguyễn Quang T và Lê Anh H đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Hủy hoại tài sản. T và H đã có hành vi cố ý trực tiếp tác động vật chất (cậy, phá) và có hậu quả xẩy ra, giá trị thiệt hại của tài sản là 4.250.000 đồng.

Tác giả nhất trí với quan điểm thứ hai: Nguyễn Quang T và Lê Anh H đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Hủy hoại tài sản, vì: Về tội trộm cắp tài sản của T và H đã rõ, tác giả khơng phân tích thêm. Cịn hành vi hủy hoại tài sản: Mặc dù mục đích của T và H là đến đền thờ để trộm cắp tài sản, nhưng muốn lấy được tài sản, thì phải cậy phá cửa mới chui vào được. Tuy T và H khơng có mục đích chính nhằm vào “hủy hoại”, nhưng hành vi khách quan “cố ý” dùng thanh sắt cậy phá làm hư hỏng cửa sổ, buộc T và H phải nhận thức rõ được tác động bằng cơ học của mình sẽ làm biến dạng, hư hỏng cửa sổ (đây là hành vi khách quan của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). Mặc dù ý thức chủ quan ban đầu của T và H khơng có ý thức cố ý làm hủy hoại tài sản, nhưng bằng hành vi khách quan của mình, T và H đã thể hiện rõ hai mục đích đó là phải cậy phá cửa thì mới chui vào lấy tài sản được. Tội Trộm cắp tài sản và tội hủy hoại tài sản là hai tội độc lập, được quy định tại hai điều luật khác nhau; Hậu quả là yếu tố bắt buộc đối với cả 02 tội đều đã đáp ứng đủ, T và H đã thực hiện hai hành vi có cấu thành riêng biệt, vì vậy Nguyễn Quang T và Lê Anh H đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Tội hủy hoại tài sản [13, tr. 30].

Thứ hai, về vấn đề xác định tài sản bị xâm hại trong vụ án.

Khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 quy đinh: “Người nào hủy hoại

Vì vậy đối với vấn đề “tài sản thuộc sở hữu của người khác” không xác định rõ thì cũng gặp khó khăn trong giải quyết vụ án.

Ví dụ: Hồ Văn T có vợ là Y và có 2 con (lớn 6 tuổi, nhỏ 3 tuổi). Vào 23 giờ, ngày 14/2/2018. Sau khi uống rượu cùng một số người bạn T trở về nhà, khi về đến nhà thấy vợ con khơng có ở nhà. Do bực tức với vợ từ trước (trước đó vợ chồng có xảy ra xơ xát), cộng thêm bản thân T đang trong trạng thái say rượu, nên T đã châm đóm tự đem ra châm lửa vào mái nhà của mình. Sau khi lửa cháy T quay vào trong nhà nằm ngủ. Khi phát hiện ra nhà của T bị cháy, mọi người xung quanh chạy đến và kéo được T ra khỏi nhà và tiến hành dập lửa, nhưng do lửa đã cháy quá to nên đã làm cháy tồn bộ ngơi nhà gỗ của vợ chồng T, ngoài ra còn làm cháy 1 chiếc lán của ông C (hàng xóm). Tổng thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra được xác định là 17,5 triệu đồng (trong đó tài sản chung của gia đình là 15,5 triệu; tài sản của ông C là 2 triệu).

Xung quanh vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau như sau:

Quan điểm thứ nhất: T không phạm tội "Hủy hoại tài sản". Vì: T tự đốt nhà mình nên khơng phạm tội "Hủy hoại tài sản", theo quy định tại khoản 1

Điều 178 của Bộ luật Hình sự thì "... Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư

hỏng tài sản của người khác... ". Như vậy, ngôi nhà mà T đốt là tài sản của

gia đình T và khơng phải là của người khác nên T không phạm tội. Đối với thiệt hại gây ra cho ơng C, thì do T không cố ý đốt chiếc lán của ông C. Tội "Hủy hoại tài sản", quy định yếu tố lỗi cố ý là bắt buộc. Do đó, T khơng phạm tội "Hủy hoại tài sản".

Quan điểm thứ hai: T phạm tội "Hủy hoại tài sản" nhưng chỉ xác định thiệt hại gây ra cho ông C làm cơ sở cho việc xác định tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của T gây ra khi lượng hình.

Bởi vì: Mặc dù thiệt hại mà T gây ra là 17,5 triệu đồng nhưng trong trường hợp này T chỉ phải bồi thường thiệt hại 2.000.000 đồng và các chi phí khi dựng lán mới cho ơng C mà thơi chứ khơng phải là 9.750.000 đồng. Vì tài

sản của chị Y chỉ được tính tốn phân chia khi có yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi ly hôn, bởi tài sản ở đây là tài sản chung của vợ chồng (tài sản chung hợp nhất). Vì vậy, khi khơng có u cầu phân chia của chị Y thì khối tài sản đó vẫn được coi là tài sản của T (T có quyền quyết định khối tài sản đó nếu Y khơng phản đối gì)

Tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 quy định: "Người nào hủy hoại

hoặc cố làm hư hỏng tài sản của người khác..." như vậy trong trường hợp này

tài sản của Y không được coi là tài sản của người khác (vì khơng có sự phân chia ở đây mà nó vẫn đang là tài sản hợp nhất) và T chỉ chịu trách nhiệm tài sản với ông C mà thôi. Đối với thiệt hại gây ra cho ơng C, thì do T khơng cố ý đốt chiếc lán của ông C. Tội "Hủy hoại tài sản", quy định yếu tố lỗi cố ý là bắt buộc. Do đó, T khơng phạm tội "Hủy hoại tài sản".

Quan điểm thứ ba: T phạm tội "Hủy hoại tài sản" và phải xác định thiệt hại do hành vi phạm tội của T gây ra là 9.750.000 nghìn đồng (trong đó thiệt hại gây ra cho chị Y vợ của T là 7.750.000đ và của ông C là 2.000.000đ) để làm cơ sở khi xác định trách nhiệm hình sự đối với T.

Bởi lẽ: Số tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng (T và Y) là ngơi nhà kể trên có tổng trị giá là 15.500.000đ, (quá trình điều tra đã xác định là cơng sức đóng góp vào khối tà sản trên là ngang nhau, 2 con của T còn nhỏ nên khơng có đóng góp gì vào số tài sản chung này). Như vậy, đã có đủ cơ sở để xác định phần tài sản của chị Y trong khối tài sản chung của gia đình là 7.750.000đ. Chị Y cũng là 1 cơng dân và có quyền sở hữu về tài sản trong phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng, vậy cần xác định chị Y cũng là bị hại và như vậy phải xác định là T tự đốt nhà của mình (trong trường hợp này tài sản là ngôi nhà mà T đốt là tài sản chung của vợ chồng) là đã phạm tội "Hủy hoại tài sản".

Như vậy, việc truy tố, xét xử T về tội "Hủy hoại tài sản" và xác định thiệt hại do hành vi phạm tội của T gây ra là 9.750.000 nghìn đồng (trong đó

thiệt hại gây ra cho chị Y vợ của T là 7.750.000đ và của ông C là 2.000.000đ) để làm cơ sở khi xác định trách nhiệm hình sự đối với T, là hồn tồn đúng

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)