Nghiên cứu khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại tài sản rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
* Thứ nhất, xuất phát từ sự bất cập, vướng mắc trong các quy định của
Bộ luật Hình sự.
- Đối với các quy định của BLHS về các tội hủy hoại tài sản về các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt. Cụ thể là:
BLHS năm 2015 quy định tội hủy hoại tài sản có một số dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm cơ bản giống một số tội phạm khác có liên quan như: Tội cố ý làm hư hỏng tài sản; tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS năm 2015); tội phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS năm 2015); tội hủy hoại rừng, tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, … Mặt khác, khi quy định nhóm các tội xâm phạm sở hữu nhà làm luật không mô tả dấu hiệu thuộc mặt khách quan một cách cụ thể, rõ ràng để phân biệt tội phạm này với các tội khác, nhất là đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Đối với nhóm các tội xâm phạm sở hữu, các nhà làm luật đều quy định trị giá tài sản gây thiệt hại đối với từng tội để làm ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành chính. Cụ thể đối với tội hủy hoại tài sản theo quy định Điều 178 BLHS năm 2015 thì trị giá tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định mới xử lý hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mới khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng trên thực tế có một số trường hợp thực hiện hành vi hủy hoại tài sản nhưng nhằm mục đích trộm cắp tài sản thì cũng khó có thể xử lý tội hủy hoại tài sản.
BLHS năm 2015 quy định chế tài đối với tội hủy hoại tài sản và chế tài đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản hiện nay vẫn quy định trong một điều luật chung là Điều 178 BLHS là bất hợp lý, điều này dẫn tới sự chồng chéo, các nhà áp dụng pháp luật dễ tùy tiện trong việc áp dụng.
- - Đối với các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS về các tội xâm phạm sở hữu nói chung trong đó có tội hủy hoại tài sản thì vẫn tồn tại tình trạng ban hành không kịp thời. BLHS năm 2015 bổ sung thêm ba
tình tiết: “...c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài
sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật”. Đối với những tình tiết bổ sung mới này để đảm bảo áp
dụng thống nhất trong xét xử các quy định về “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản là di vật, cổ vật” thì cần thiết HĐTP Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các tình tiết này để thống nhất áp dụng, đảm bảo công bằng, khách quan, nhất quán.
* Thứ hai, xuất phát từ hạn chế về năng lực của chủ thể tiến hành và
tham gia tố tụng hình sự.
Một số chủ thể tiến hành tố tụng hình sự chưa nhận thức đúng về dấu hiệu “đối tượng tác động” của tội hủy hoại tài sản, chưa thống nhất trong việc xác định những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản trong đó có dấu hiệu hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm. Điều đó có thể dẫn tới việc áp dụng pháp luật hình sự khơng đúng trong việc định tội danh.
Đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm chưa thật sự đồng đều, chuyên nghiệp. Vẫn còn một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cịn thiếu kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng xét xử hạn chế, kiến thức xã hội, trình độ ngoại ngữ, ... Sự thiếu ổn định, chuyên nghiệp của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc.
Chất lượng tranh tụng cũng như năng lực, trách nhiệm của Kiểm sát viên và luật sư chưa cao. Công tác kiểm tra giám sát, điều tra, truy tố các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung trong đó có tội hủy hoại tài sản, liên quan đến đối tượng gây án, có một số vụ án Kiểm sát viên thiếu kịp thời, chặt chẽ, chưa hiệu quả. Công tác hướng dẫn nghiệp, tổ chức thực hiện thống nhất trong việc áp dụng pháp luật còn chưa thực sự được tiến hành một cách nghiêm túc, chưa đem lại hiệu quả nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ Kiểm sát viên. Do đó, dẫn đến việc truy tố, kháng nghị chưa đạt hiệu quả chất lượng.
Đội ngũ luật sư hiện nay còn nhiều hạn chế như chưa được đào tạo một cách bài bản về các kỹ năng hành nghề đặc biệt là kỹ năng tranh tụng, một số luật sư vẫn cịn thiếu kinh nghiệm thu thập thơng tin, tài liệu, đồ vật sử dụng làm chứng cứ liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận tại phiên tịa. Nhất là vẫn còn luật sư chưa cư xử chuẩn mực trong ứng xử quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và đồng nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư. Tỷ lệ luật sư hoạt động chun mơn hóa hành nghề luật sư còn thấp, phần lớn luật sư thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan về giấy tờ thủ tục; các dịch vụ pháp lý, đại diện ngồi tố tụng chủ yếu. Vì vậy, chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa vẫn còn rất hạn chế.
Thứ ba, xuất phát từ tình hình khó khăn thiếu, hụt đội ngũ Thẩm phán
và thư ký Tòa án của tỉnh Đồng Nai.
Thực tế, bình quân mỗi năm một Thẩm phán ở các đơn vị tòa của Đồng Nai phải giải quyết từ 85 đến 90 vụ/năm. Với cường độ làm việc liên tục, phải giải quyết nhiều loại án khác nhau từ án hình sự, đến dân sư, hành chính, kinh tế - thương mại, lao động,… áp lực công việc cao địi hỏi giải quyết cơng việc đảm bảo thời gian, tiến độ, chất lượng… Do phải giải quyết xử lý quá nhiều các vụ án dẫn tới tình trạng khơng có nhiều thời gian nghiên cứu kỹ hồ sơ, tình tiết liên quan đến vụ án, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc.
Thứ tư, xuất phát từ sự ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường đã
ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Vẫn còn một bộ phận nhỏ chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng vẫn chưa thật sự làm đúng chức trách và nhiệm vụ theo chức danh tư pháp. Một số người tiến hành và tham gia tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án cịn có những biểu hiện tiêu cực như thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, chưa thật sự chí cơng vơ tư, thật sự khách quan trong việc giải quyết vụ án, vẫn cịn có trường hợp vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ năm, Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cịn hạn chế, mang tính hình thức. Đồng Nai là địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp nên đối tượng lao động nhập cư là công nhân sinh sống, làm việc ở tỉnh rất cao. Chủ yếu lực lượng công nhân làm việc trong các công ty, nhà máy ở các khu công nghiệp, đây là tầng lớp có trình độ học vấn khơng cao, nên người dân khó có điều kiện được tiếp cận với pháp luật nên trình độ nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao.
Kết luận chương 2
Qua hoạt động thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự nhất là trong định tội danh và quyết định hình phạt về tội phạm nói chung trong đó có tội hủy hoại tài sản của TAND tỉnh Đồng Nai trong 5 năm (2016 – 2020) đạt được một số kết quả nhất định. Công tác phát hiện, xử lý, giải quyết tội phạm đảm bảo khách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm tại địa phương.
Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một số những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, sai sót địi hỏi cần phải nghiên cứu, khắc phục. Ngun nhân của những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để giải quyết vụ án xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng cơ bản có hai nhóm ngun nhân chính đó là những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và những hạn chế, thiếu sót của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự và những người tham gia tố tụng hình sự.
Từ những kết quả nghiên cứu ở chương này là cơ sở thực tế để luận văn thiết lập các yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng quy định về tội hủy hoại tài sản tại Đồng Nai được đề cập ở chương 3
Chương 3