Yêu cầu áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 65 - 69)

CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN

3.1. Yêu cầu áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản hoại tài sản

Thực tiễn xét xử tại 11 đơn vị cấp Tịa trên tồn tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm đã đưa ra xét xử được 5.650 vụ án với tổng số 6.625 bị cáo phạm tội xâm phạm sở hữu. Về cơ bản hoạt động áp dụng pháp luật trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt tại tỉnh Đồng Nai trong những năm qua được áp dụng theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Nhưng bên cạnh đó thì thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tại tỉnh Đồng Nai cũng khơng năm ngồi thực trạng chung của cả nước vẫn còn tồn tại vướng mắc, hạn chế, sai sót nhất định. Trước tình hình trên, để đảm bảo áp dụng đúng các quy định pháp luật về tội hủy hoại tài sản của các địa phương nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng thì cần thực hiện một số u cầu sau đây.

Thứ nhất, yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự, kịp thời ban hành các

văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại tài sản để đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng trong việc giải quyết, xử lý các vụ án hình sự. Các văn bản hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại tài sản từ đó cụ thể hóa những quy định về bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. BLHS năm 2015 được ban hành và sửa đổi, bổ sung là kết quả của việc thể chế hóa quan điểm của Đảng, trên tinh thần các Nghị quyết của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp. Để triển khai thi hành bộ luật trên thực tế, cần kịp thời rà soát sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định của BLHS nói chung cũng như quy định về tội hủy hoại tài sản nói riêng.

Thứ hai, yêu cầu áp dụng đúng những quy định của BLHS năm 2015 về

tội hủy hoại tài sản trong công tác xét xử.

Công tác xét xử bao gồm hai hoạt động quan trọng định tội danh và quyết định hình phạt. Làm tốt hai hoạt động này thể hiện hiệu quả trong công tác xét xử cũng như đáp ứng được yêu cầu áp dụng đúng quy định của BLHS. Theo quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Định tội danh là việc

xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự” [38, tr.9-10]. Theo đó, định tội danh là một q trình lơgic, là hoạt động xác nhận, ghi nhận sự phù hợp của trường hợp phạm tội cụ thể đang được xem xét với các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS.

“Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức

hình phạt (đối với loại hình phạt có các mức khác nhau) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu TNHS” [27, tr.29]. Theo đó, quyết định hình phạt là việc Tịa án lựa chọn một loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Quyết định hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó

Thông qua hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt chính xác trong thực tiễn xét xử sẽ góp phần đảm bảo áp dụng đúng các quy định của BLHS năm 2015 về tội hủy hoại tài sản trong quá trình giải quyết vụ án.

BLHS năm 2015 ra đời góp phần ngày càng hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự nước ta, đặc biệt thể hiện một bước phát triển về kỹ thuật lập pháp, cũng như có nhiều định hướng rõ nét trong đổi mới chính sách hình sự của Việt Nam. Pháp luật chỉ có ý nghĩa thực sự khi các quy định pháp luật được áp dụng vào điều chỉnh các quan hệ trong đời sống xã hội. Tức là chỉ khi pháp luật được áp dụng và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng tinh thần

thượng tôn pháp luật thì mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng của cơng dân và tổ chức, duy trì trật tự kỷ cương và thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy, việc áp dụng đúng các quy định của BLHS năm 2015 về tội hủy hoại tài sản nhằm đảm bảo cho các quy định đó vừa là cơng cụ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn trong đấu tranh, trấn áp tội phạm, vừa là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân và tổ chức.

Việc áp dụng đúng quy định của BLHS trong hoạt động đình tội danh và quyết định hình phạt để xử lý người phạm tội hủy hoại tài sản là hoạt động thực tiễn pháp lý quan trọng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng nhằm duy trì cơng lý, bảo vệ pháp luật và đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng và chống tội phạm. Trong q trình giải quyết vụ án hình sự nói chung cũng như vụ án về tội hủy hoại tài sản nói riêng địi hỏi các chủ thể có thẩm quyền, đặc biệt là TAND trong các hoạt động thực thi pháp luật phải luôn đảm bảo khách quan, tồn diện, tơn trọng và tn thủ pháp luật, kết hợp hài hòa giữa trừng trị với khoan hồng, giáo dục, cải tạo, cảm hóa người phạm tội, đảm bảo chính sách hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Bản án mà Tòa án tuyên cho bị cáo phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng phải tương xứng với hành vi phạm tội và đảm bảo khả năng thi hành của người bị kết án, đáp ứng cả mục đích phịng ngừa chung và mục đích phịng ngừa riêng của hình phạt.

Thứ ba, yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách tư pháp,

nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, nhánh tư pháp có Tịa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, chức năng xét xử thuộc về Tòa án, còn Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố. Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải cách tư pháp và chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp góp phần

nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống và đấu tranh với mọi loại tội phạm. Tổ chức và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ của từng cơ quan tư pháp và đề cao tính độc lập và khách quan, tuân thủ pháp luật của các chức danh tư pháp. Việc đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án, chú trọng hoạt động cải cách xét xử là trọng tâm của đổi mới trong cải cách tư pháp. Sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp. Tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp theo hướng tinh gọn đầu mối, hiệu lực hiệu quả. Đồng thời đổi mới và kiện tồn, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Thứ tư, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo môi trường ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, tình hình tội phạm của cả nước diễn biến phức tạp, trong đó tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng khơng nằm ngồi tình hình chung của cả nước. Chỉ riêng tỉnh Đồng Nai chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020) đã có TAND các cấp đã giải quyết 19.316 vụ với 27.928 bị cáo; trong đó đã xét xử các tội xâm phạm sở hữu là 5.650 vụ

(chiếm 39,25% về số vụ) với 6.625 bị cáo (chiếm 43,72% về số bị cáo). Tình

hình này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là những tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự để đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có TAND cần phải tăng cường xử lý giải quyết các vụ án để đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật. Pháp luật chính là cơng cụ hữu hiệu nhất để đấu tranh phịng, chống tội phạm góp phần tạo một mơi trường ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng cũng như của cả nước phát

triển để nhân dân được yên tâm học tập, làm việc, sinh sống. Trách nhiệm phòng, ngừa và đấu tranh chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội, các cơ quan, tổ chức và cá nhân cần tích cực trong tham gia phịng chống tội phạm, góp phần tạo mơi trường ổn định an ninh trật tự, an tồn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)