3.2.2.1. Cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về đối tượng tác động của tội phạm
Thứ nhất, để phân biệt đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản
(Điều 178 BLHS) là những tài sản thông thường, với đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 303 BLHS là những cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia thì Chính phủ cần nhanh chóng ban hành danh mục cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trong thời gian
sớm nhất. Để thực hiện được việc này, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo
các cơ quan chức năng trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng loạt khẩn trương lập danh sách cụ thể các cơng trình, phương tiện đủ điều kiện là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia một cách cụ thể, rõ ràng, để trình Chính phủ quyết định. Ngồi các quy định về tiêu chí và danh mục cơng trình quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, Thơng tư số 72/2009/TT-BCA thì các cơ quan có thẩm quyền cần quy định về tiêu chí và danh mục các cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, bởi vì đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 303 BLHS ngồi cơng trình quan trọng về ANQG cịn có cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Do vậy, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành danh mục cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trong thời gian sớm nhất hoặc HĐTP TANDTC có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Ví dụ cùng là hành vi hủy hoại đường dây liên lạc nhưng hành vi này chỉ xâm phạm đến
đường dây liên lạc của một hộ gia đình thì chỉ cấu thành tội hủy hoại tài sản. Còn nếu cũng hành vi hủy hoại khác xâm phạm đến đường dây liên lạc của một tỉnh…, gây tê liệt hệ thống liên lạc của tỉnh đó thì cấu thành tội phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Thứ hai, Đối tượng tác động của Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS)
là những tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đối với tài sản là tác phẩm nghệ thuật, di vật, cổ vật… là những tài sản khơng có khung giá, thậm chí là tài sản vơ giá. Vì vậy vấn đề định giá gặp nhiều khó khăn. Để việc định giá những tài sản có tính đặc thù này, Tòa án cần đề nghị các cơ quan chuyên môn như cơ quan bảo tàng hoặc khảo cổ tham gia Hội đồng định giá khi định giá đồ cổ. Căn cứ vào kết quả định giá của Hội đồng định giá, Tòa án giải quyết vụ án liên quan đến những tài sản đặc thù này.
Đối với với tài sản bị xâm hại là quyền sở hữu trí tuệ. Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ… Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy quyền sở hữu trí tuệ được coi là tài sản. Vấn đề đặt ra là đối tượng phạm tội hủy hoại tài sản trong đó có quyền tài sản, việc xác định thiệt hại như thế nào? Những vấn đề này cũng cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về xác định thiệt hại đối với tài sản bị xâm hại là quyền sở hữu trí tuệ để đế áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn.
3.2.1.2. Cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về mặt khách quan của tội phạm
Ngoài việc tập trung sửa đổi những quy định liên quan đến định lượng, hình phạt trong điều luật, cần chú ý bổ sung quy định mang tính cụ thể, giúp nhận diện hành vi khách quan được mô tả của tội danh.
Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS về tội hủy hoại tài sản, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hội đồng thẩm phán TANDTC cần sớm ban hành Nghị quyết để hướng dẫn cụ thể về hành vi hủy hoại tài sản và hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Điều 178 BLHS quy định chỉ mới nêu tên tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà nhà làm luật chưa mơ tả cụ thể được tội đó. Do vậy để đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật, cần ban hành văn bản hướng dẫn mô tả hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm, cụ thể như sau: Hành vi khách quan của tội hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài
sản của người khác bị mất giá trị sử dụng ở mức độ khơng cịn hoặc khó có khả năng khơi phục lại được. Hành vi khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị giảm giá trị sử dụng ở mức độ cịn khả năng khơi phục lại được.
Sự khác nhau giữa hai hành vi hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản là ở mức độ giá trị tài sản bị mất đi, đối với tội hủy hoại tài sản giá trị sử dụng tài sản bị mất hồn tồn hoặc khó có thể khơi phục lại như cũ; cịn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản giá trị tài sản bị chỉ bị mất đi ở mức độ nhất định và cịn có khả năng khơi phục lại được.
Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn việc định tội danh trong trường
hợp có nhiều hành vi trong đó có hành vi hủy hoại tài sản, như: vừa hủy hoại vừa cố ý làm hư hỏng tài sản; hủy hoại tài sản nhằm trộm cắp tài sản khác; trộm cắp tài sản rồi hủy hoại chính tài sản đó,… Đây là những tội phạm phát sinh nhiều trên thực tế nên thiết nghĩ HĐTP TANDTC cần sớm ban hành Nghị quyết để hướng dẫn cụ thể đối với hành vi này, tránh sự chồng chéo trong nhận thức khi áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Do vậy để đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật, cần ban hành văn bản hướng dẫn, cụ thể như sau:
- Trường hợp người phạm tội vừa có hành vi hủy hoại tài sản, vừa có hành vi cố ý làm hư hỏng các tài sản khác nhau (thực hiện cùng một thời điểm hoặc khác thời điểm) thì cần định tội danh theo một Tội hủy hoại tài sản
(tương ứng với tổng số tài sản bị hủy hoại và hư hỏng) bởi vì tội hủy hoại tài sản là tội thể hiện đầy đủ các dạng hành vi mà bị cáo thực hiện, đồng thời thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của hành vi hơn (Định tội danh theo hướng thu hút thể hiện ở hành vi nào nguy hiểm hơn thì hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản bị thu hút vào hành vi hủy hoại tài sản).
- Trường hợp người phạm tội hủy hoại tài sản nhằm thực hiện tội phạm khác (như phá két sắt để trộm cắp tài sản,…) thì cần định tội danh là hai tội: Tội hủy hoại tài sản và tội danh khác tương ứng mà họ thực hiện (nếu nội hàm của tội danh này không bao hàm hành vi hủy hoại tài sản).
- Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản rồi sau đó hủy hoại chính tài sản mà họ chiếm đoạt thì định tội danh là một tội tương ứng với hành vi chiếm đoạt.