Kết quả định tội danh tội hủy hoại tài sản trong 05 năm (2016 – 2020)

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 40 - 47)

Hoạt động định tội danh đúng, là việc cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đúng những quy định của pháp luật hình sự để áp dụng chính xác các quy định đó đối với tội phạm được thực hiện trên thực tế. Điều này đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và thơng qua đó đảm bảo công bằng và dân chủ trong xã hội, đảm bảo cho lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ trật tự pháp luật, góp phần hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong xã hội.

Bảng 2.1: Tình hình về một số tội danh đã xét xử trong giai đoạn 2016 - 2020 Xét xử 2016 2017 2018 2019 2020 Điều Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 168 162 182 208 311 187 190 109 141 132 149 169 02 05 03 04 02 04 01 02 03 09 170 88 102 24 35 27 29 21 34 35 46 171 258 334 302 342 307 312 332 345 366 384 172 39 45 08 15 07 12 18 32 25 34 173 329 412 356 427 243 254 378 413 451 532 174 361 401 109 142 110 132 98 107 182 211 175 62 71 23 35 27 31 21 36 25 37

176 07 11 01 02 01 02 02 04 03 09 177 16 19 02 04 01 01 02 06 09 15 177 16 19 02 04 01 01 02 06 09 15 178 63 82 21 27 19 23 25 28 17 22 179 03 07 01 03 01 01 01 01 01 01 180 06 08 01 02 02 03 02 03 01 02 Tổng án Chương XVI 1.396 1.679 1.060 1.349 934 994 1.010 1.152 1.250 1.451

Nguồn:Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

Qua số liệu thống kê được trình bày ở Bảng 2.1 cho thấy, số liệu đưa ra xét xử tội hủy hoại tài sản cùng với một số các tội phạm khác trong Chương Các tội xâm phạm sở hữu, trên cơ sở số liệu xét xử tổng án thuộc Chương Các tội xâm phạm sở hữu nói chung thì tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 178 BLHS chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong 05 năm (2016 đến 2020) Tòa án xét xử (145/5.650 vụ với 182/6.625 bị cáo). Trong đó số vụ và bị cáo mà TAND tỉnh Đồng Nai xét xử về tội hủy hoại tài sản là 83 vụ với 92 bị cáo. Từ số liệu thống kê ở trên, nhận thấy tội hủy hoại tài sản xảy ra chiếm một phần nhỏ (0,014% vụ) trong tổng số các vụ án vi phạm hình sự, các đối tượng phạm tội thường là những đối tượng có trình độ văn hóa thấp, trình độ nhận thức xã hội và ý thức pháp luật còn hạn chế cùng với lối sống ích kỷ, coi thường chuẩn mực đạo đức, xem thường pháp luật, thường giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng bạo lực chỉ cần đạt được mục đích. Mặt khác, một số đối tượng khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hồn tồn khơng biết mình đã phạm tội. Người phạm tội khi thực hiện tội hủy hoại tài sản phần lớn chưa có tiền án, tiền sự mà thuộc trường hợp lần đầu phạm tội. Khi thực hiện hành vi phạm tội họ chưa nhận thức được mức độ lỗi, hậu quả pháp lý và hình phạt đối với tội phạm do mình gây ra do sự đố kỵ, hiềm khích, tranh

chấp dẫn đến nóng giận, mất sự bình tĩnh và kiểm sốt cảm xúc nên dân tới thực hiện hành vi phạm tội.

Trên cơ sở nghiên cứu các vụ án do TAND tỉnh Đồng Nai xét xử về tội hủy hoại tài sản tác giả thấy rằng, đa số các vụ án hủy hoại tài sản được thực hiện một cách cơng khai, có nhiều người chứng kiến, giữa người thực hiện tội phạm với nạn nhân có mối quan hệ thân thích, hàng xóm, láng giềng hoặc có sự quen biết nhau từ trước. Trước tình hình tội phạm về xâm phạm sở hữu diễn biến phức tạp trong thời gian qua, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành và mọi cơng dân tích cực tham gia phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

2.2.2. Kết quả quyết định hình phạt đối với tội hủy hoại tài sản trong 05 năm (2016 – 2020)

Lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi chế tài để áp dụng đối với người phạm tội do Tịa án thực hiện trong q trình xét xử vụ án hình sự là hoạt động quyết định hình phạt. Quyết định hình phạt trong tố tụng hình sự, là khâu lựa chọn loại hình phạt, mức hình phạt quy định trong chế tài hình sự quy định trong điều luật để áp dụng đối với người phạm tội, là hậu quả pháp lý mà chủ thể phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước khi chủ thể đó vi phạm quy định của pháp luật [27, tr.292-293].

Các vụ hủy hoại tài sản đã bị phát hiện và xử lý từ năm 2016 đến năm 2020 theo Điều 143 BLHS năm 1999, phần lớn các khoản 2, 3 Điều 143 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian giao thời giữa BLHS năm 2015 với Luật sửa đổi, bổ sung vào năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, TAND tỉnh Đồng Nai đã thụ lý, giải quyết có 17 vụ án giao thời giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 được Tòa án áp dụng theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội, Công văn 276/ TANDTC-PC ngày 13/9/2016 và Công văn số 256/TANDTC-PC ngày 31/7/2017 để quyết định hình phạt có lợi cho bị cáo; có 29/145 vụ bị kháng

cáo, kháng nghị. Trong đó, có 12 vụ kháng cáo, 05 vụ kháng nghị được Tòa án chấp nhận.

Bảng 2.2. Tội hủy hoại tài sản được xét xử theo các khoản của Điều 143 BLHS năm 1999 từ năm 2016 đến năm 2017 của tỉnh Đồng Nai

Năm Số vụ xét xử Khoản 1 Điều 143 BLHS 1999 Khoản 2 Điều 143 BLHS 1999 Khoản 3 Điều 143 BLHS 1999 Khoản 4 Điều 143 BLHS 1999 2016 31 6 14 11 0 2017 15 4 7 4 0

Nguồn: Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai

Trên cơ sở số liệu các hình phạt được áp dụng cho người phạm tội hủy hoại tài sản ở bảng 2.2, nhận thấy tỷ lệ hình phạt áp dụng theo mức khung hình phạt của Điều 143 BLHS năm 1999 của khoản 2 và khoản 3 là chủ yếu (78,2%); tỷ lệ hình phạt áp dụng theo khoản 1 (21,8 %), cịn khoản 4 khơng áp dụng trường hợp nào (0%).

Bảng 2.3. Tội hủy hoại tài sản được xét xử theo các khoản của Điều 178 BLHS năm 2015 từ năm 2018 đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai

Năm Số vụ xét xử Khoản 1 Điều 178 BLHS 2015 Khoản 2 Điều 178 BLHS 2015 Khoản 3 Điều 178 BLHS 2015 Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 2018 11 6 3 2 0 2019 14 10 2 2 0 2020 12 9 2 1 0

Nguồn: Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai

Trên cơ sở số liệu các hình phạt được áp dụng cho người phạm tội hủy hoại tài sản ở bảng 2.3, nhận thấy tỷ lệ hình phạt áp dụng theo mức khung

hình phạt của Điều 178 BLHS năm 2015 của khoản 1 là chủ yếu (67,6%); tỷ lệ hình phạt áp dụng theo khoản 2 và 3 chỉ (32,4 %), cịn khoản 4 khơng áp dụng trường hợp nào (0%).

Qua số liệu phân tích ở hai bảng 2.2 và 2.3 nhận thấy tỷ lệ hình phạt áp dụng theo mức khung hình phạt của các điều luật ở BLHS năm 1999 có sự khác biệt với BLHS năm 2015. Ở BLHS năm 1999 thì áp dụng ở khoản 2, 3 nhiều hơn khoản 1, còn ở BLHS năm 2015 thì áp dụng khoản 1 nhiều hơn khoản 2, 3. Hầu hết các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại tài sản chỉ vì nguyên nhân xuất phát từ những mâu thuẩn nhỏ, tranh chấp đất đai,… trong đời sống dẫn đến hành vi phạm tội gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Như vậy, thực tiễn việc áp dụng hình phạt cho thấy số bị cáo phạm tội hủy hoại tài sản của trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là ở mức khung hình phạt theo khoản 1 Điều 178 BLHS là nhiều nhất, khoản 4 BLHS năm 2015 thực tế khơng có áp dụng.

BLHS năm 2015, ngồi quy định hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn và hình phạt cải tạo khơng giam giữ như BLHS năm 1999 quy định, thì các nhà làm luật đã bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015. So với BLHS năm 1999 chỉ quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, BLHS năm 2015 quy định ngồi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung thì cịn áp dụng là hình phạt chính. Việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội hủy hoại tài sản nói riêng có ý nghĩa quan trọng là một bước cụ thể hóa chủ trương mở rộng áp dụng hình phạt khơng tước tự do nói chung và hình phạt tiền nói riêng.

Quy định tại khoản 2 Điều 178 BLHS năm 2015 về hình phạt khơng có gì thay đổi so với quy định tại khoản 2 Điều 143 BLHS năm 1999. Nhưng tại khoản 3, khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015 lại có những thay đổi đáng kể:

mức hình phạt cao hơn: “từ 07 năm đến 15 năm” tại khoản 3; về loại hình

phạt luật mới bỏ hình phạt “tù chung thân”, quy định hình phạt tù tối đa 20 năm tại khoản 4 Điều 178 BLHS 2015.

Nhìn chung, TAND các cấp của tỉnh Đồng Nai khi xét xử về tội hủy hoại tài sản, các bị cáo bị xét xử và bị áp dụng hình phạt. Về cơ bản, căn cứ vào các tình tiết của từng vụ án cụ thể, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội Tòa án cơ quan duy nhất đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng xét xử sẽ áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, đảm bảo đúng người, đúng tội.

Bảng 2.4. Hình phạt áp dụng cho Tội hủy hoại tài sản (Điều 143 BLHS năm 1999)

Năm

Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Cải tạo khơng

giam giữ Tù có thời hạn Phạt tiền Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 2016 5 15 1 0 2017 2 7 2 0

Nguồn: Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai

Qua số liệu thống kê được trình bày ở bảng 2.4 cho thấy, số liệu thống kê việc áp dụng hình phạt đối với các bị cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét xử thì hình phạt chính áp dụng là hình phạt tù có thời hạn áp dụng nhiều nhất (22 bị cáo), hình phạt cải tạo khơng giam giữ (7 bị cáo); hình phạt bổ sung chủ yếu áp dụng hình phạt tiền (3 bị cáo); hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định khơng có trường hợp nào bị áp dụng. Như vậy tỷ lệ hình phạt tước tự do được áp dụng chủ yếu.

Bảng 2.5. Hình phạt áp dụng cho Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS năm 2015) Năm Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Cải tạo không giam giữ Phạt tiền Tù có thời hạn Phạt tiền Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 2018 3 9 7 2 0 2019 5 11 9 3 0 2020 2 8 6 1 0

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

Qua số liệu thống kê được trình bày ở bảng 2.5 cho thấy, số liệu thống kê việc áp dụng hình phạt đối với các bị cáo của Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét xử thì hình phạt chính áp dụng là hình phạt tiền áp dụng nhiều nhất (28 bị cáo), hình phạt cải tạo khơng giam giữ có 10 bị cáo; có 22 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; hình phạt bổ sung chủ yếu áp dụng hình phạt tiền 6 bị cáo; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định khơng có trường hợp nào bị áp dụng. Như vậy tỷ lệ hình phạt khơng tước tự do được áp dụng chủ yếu.

Qua số liệu thống kê phân tích cho thấy tỷ lệ hình phạt chính áp dụng cho các bị cáo có sự thay đổi qua các giai đoạn. Nếu giai đoạn áp dụng theo BLHS năm 1999 thì xu hướng áp dụng hình phạt tước tự do chiếm tương đối. Nhưng sang giai đoạn theo BLHS năm 2015 thì thay đổi xu hướng áp dụng các hình phạt khơng tước tự do được áp dụng ngày càng nhiều. Điều này cho thấy sự thay đổi nhận thức trong việc áp dụng chính sách hình sự hướng thiện. BLHS năm 2015 đã bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính trong một số tội phạm trong đó có tội hủy hoại tài sản. Thực hiện chủ trương mở rộng áp dụng hình phạt tiền. Các hình phạt bổ sung được áp dụng nhìn chung khơng đáng kể,

thậm chí hình phạt bổ sung “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định” không được áp dụng trên thực tế.

Một phần của tài liệu TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)