7. Kết cấu của đề tài:
2.2.4 Tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất:
Tài sản nhạy cảm lãi suất là tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi trong một thời gian nhất định. Sự nhạy cảm lãi suất là so sánh sự nhạy cảm lãi suất giữa 2 dòng tiền thuộc tổng tài sản nhạy cảm lãi suất và tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất thay đổi, các khoản đầu tư ngắn hạn ngày càng nhạy cảm lãi suất và khoản thu nhập từ các đầu tư ngắn hạn sẽ thay đổi ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Việc phân bổ nguồn vốn huy động thành tín dụng, đầu tư chứng khốn, tiền mặt và các tài sản khác sẽ cho thấy hiệu quả quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng như thế nào? Thông qua bảng số liệu sau sẽ thấy rõ cơ cấu tài sản nhạy cảm với lãi suất của chi nhánh biến động qua các năm:
Bảng 2.9: Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất tại VCB, ĐN (ĐVT: tỷ đồng)
2007 2008 2009 2010
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 3,8 3,8 3,8 3,8
- Tín phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng 2,5 2,5 2,5 2,5
- Tín phiếu kho bạc thời hạn 6 tháng 1,3 1,3 1,3 1,3
Cho vay ngắn hạn 4.009 3.094 3.399 4.216
Tổng 4.012,8 3.097,8 3.402,8 4.219,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCB ĐN, năm 2007-2010)[4] Đây là hai khoản có độ nhạy cảm lãi suất cao trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng; và là khoản quan trọng để ngân hàng đánh giá, quản trị rủi ro lãi suất khi xảy ra biến động về lãi suất.
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: đây là khoản đem lại thu nhập cho ngân hàng thường thì ngân hàng đầu tư cho chứng khốn Chính phủ vì các loại chứng khốn của Chính phủ có tính thanh khoản cao hơn so với các loại chứng khốn khác. Vì chúng có chi phí giao dịch thấp, có thể mua bán một cách nhanh chóng. Trong cơ cấu tài sản thì đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, nhưng trong danh mục đầu tư thì cao hơn chứng khoán dài hạn. Trong danh mục đầu tư dể đảm bảo tính thanh khoản nên ngân hàng đã đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn do thời hạn ngắn nên chứng khốn ln được định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi vì vậy nó được coi là tài sản nhạy cảm lãi suất. Khi chứng khốn đến hạn, ngân hàng sẽ dùng nó để tái đầu tư vào các khoản cho vay đã đáo hạn. Ngân hàng đầu tư vào những loại chứng khốn ít rủi ro, lãi suất cao và đa dạng hóa các loại chứng khoán để giảm thiểu tối đa rủi ro. Nhưng khơng phải lúc nào ngân hàng cũng tìm được loại chứng khoán thõa mãn được các yêu cầu trên vì vậy tính thanh khoản cao ln được ngân hàng quan tâm trước nhất. Chứng khốn có lãi suất thấp hơn so với các loại tài sản khác cũng có thể chấp nhận được nếu có tính thanh khoản cao có thể trao đổi, mua bán thành tiền mặt một cách nhanh nhất. Thường thì ngân hàng đầu tư vào tín phiếu kho bạc có thời hạn 3 và 6 tháng, các khoản đầu tư này không thay đổi khối lượng qua các năm:
Tín phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn là 2,5 tỷ đồng chiếm 66% trong việc đầu tư chứng khốn ngắn hạn của chi nhánh khơng thay đổi qua các năm. Cứ 3 tháng tín phiếu được tái đầu tư lại, nên nó cũng là tài sản nhạy cảm với lãi suất.
Tín phiếu kho bạc thời hạn 6 tháng có khối lượng là 1,3 tỷ đồng chiếm 34% trong đầu tư chứng khoán ngắn hạn của chi nhánh và không thay đổi qua các năm. Cứ 6 tháng tín phiếu được tái đầu tư lại nên nó cũng là tài sản nhạy cảm với lãi suất. Do việc thu lợi của ngân hàng chủ yếu thu từ hoạt động cho vay và đầu tư nên ngân hàng giữ lại các loại giấy tờ có giá trị, các cơng cụ phái sinh đều có khả năng sinh lời.
- Cho vay ngắn hạn: là khoản vay có hạn dưới 12 tháng được dùng để bổ sung vào sự thiếu hụt nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp và tiêu dùng của cá nhân đi vay vốn tại ngân hàng. Khoản cho vay này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng đầu tư của ngân hàng, và đây là khoản tạo lợi nhuận nhiều cũng mang rủi ro hơn so với các khoản đầu tư khác. Khoản cho vay này thường được đầu tư tiếp tục vào kỳ hạn kế nên nó cũng thuộc nguồn tài sản nhạy cảm với lãi suất.
Qua bảng số liệu, ta thấy cho vay ngắn hạn giữa các năm của chi nhánh có sự thay đổi đáng kể. Năm 2007, cho vay ngắn hạn chiếm 78% trong tổng tài sản sang năm 2008 khoản cho vay này giảm 925 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 24% chỉ còn chiếm 75% tổng tài sản. Năm 2009, khoản cho vay ngắn hạn này tăng trở 305 tỷ đồng chỉ chiếm 76% trong tổng tài sản nhưng vẫn kém hơn năm 2007 tới 620 tỷ đồng. Năm 2010, cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng 817 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 24% so với năm 2009 nhưng chỉ chiếm 74% tổng tài sản. Tuy 2 năm 2009 và 2010, khoản cho vay ngắn hạn có tăng trở lại nhưng tỷ trọng của khoản cho vay ngắn hạn trong tổng tài sản vẫn giảm so với năm 2007. Do khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên khoản vay này giảm mạnh vào năm 2008 nên chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp để mở rộng quy mơ tín dụng, mở rộng việc đầu tư vào các thành phần thành kinh tế khác chưa được ngân hàng quan tâm nhiều. Khách hàng của chi
nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn, nhưng do khủng hoảng kinh tế việc kinh doanh hoạt động sản xuất bị giảm sút nên khơng có nhu cầu về nguồn vốn lưu động như năm 2007. Chính vì vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh đã giảm mạnh trong năm 2008. Vì lý do trên nên chi nhánh đã quan tâm nhiều hơn đến các công ty TNHH nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, kinh tế cá thể, công ty tư nhân, kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương, các ngành nghề khác… Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được chi nhánh quan tâm tiếp cận nhiều hơn, cung cấp nhiều loại hình cho vay với nhiều ưu đãi hơn. Doanh số cho vay của chi nhánh trong các năm qua cũng biến động liên tục như sau:
Bảng 2.10: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế ở VCB, ĐN (ĐVT: tỷ đồng)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngành công nghiệp 9.618 7.728 8.006 10.137
Hộ gia đình 905 810 1.456 1.689
Thương nghiệp 352 360 520 649
Ngành nghề khác 341 302 415 521
Tổng doanh số cho vay 11.316 9.200 10.397 12.996
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của phòng Tổng hợp VCB, ĐN)[7]
Bảng 2.11: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế VCB, ĐN (ĐVT: tỷ đồng)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi 3.960 3.220 3.847 5.068
Cơng ty TNHH và công ty cổ
phần nhà nước 2.602 2.392 2.911 3.899
Kinh tế cá thể 1.810 1.288 1.456 1.689
Khác 2.944 2.300 2.183 2.843
Tổng doanh số cho vay 11.316 9.200 10.397 12.996
Quan sát 2 bảng số liệu trên cho thấy tổng doanh số cho vay của chi nhánh đã có sự thay đổi cơ cấu một cách rõ rệt:
Doanh số cho vay phân theo ngành nghề kinh tế: ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số nợ cụ thể là chiếm 84%, 85%, 77%, 75% lần lượt các năm 2007, 2008, 2009 và 2010. Dư nợ của ngành công nghiệp vẫn tăng về khối lượng nhưng giảm tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay vì chi nhánh đã quan tâm cho vay tín dụng các ngành nghề khác nữa. Nên dư nợ ở hộ gia đình, thương nghiệp, các ngành nghề khác tăng tỷ trọng trong tổng doanh số nợ qua từng năm.
Doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty TNHH và cơng ty cổ phần nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay và tăng qua từng năm. Còn thành phần kinh tế cá thể và khác giảm tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay.
Nhìn chung, tổng doanh số cho vay giảm 2.116 tỷ đồng tương đươnng tỷ lệ giảm 17% ở năm 2008 so với năm 2007. Năm 2009 tăng lại nhưng vẫn còn thấp hơn 919 tỷ đồng so với năm 2007. Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút khách hàng nên năm 2010 doanh số cho vay tăng thêm 2.599 tỷ đồng đạt 12.996 tỷ đồng.