Hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đồng nai (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của đề tài:

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN

2.3.2 Hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất:

Hoạt động của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng nhiều của rủi ro lãi suất nhưng hiện nay ít ngân hàng quan tâm đúng mức về vấn đề này nên vẫn còn nhiếu hạn chế trong việc quản trị:

- Hệ thống kế tốn ngân hàng nói hiện nay vẫn cịn đang tính tốn giá trị đơn vị theo giá trị ghi sổ, không theo phương pháp giá trị thị trường nên các NHTM chỉ quan tâm nhiều đến giá trị tuyệt đối tăng thêm của tài sản mà khơng chú ý đến giá trị thật của nó. Mà sự biến động của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị nguồn vốn của ngân hàng. Khi biến động lãi suất xảy ra thì ngân hàng biết là có rủi ro lãi suất nhưng chưa chủ động đo lường, đánh giá mức độ rủi ro là bao nhiêu và lãi suất tăng giảm như thế nào sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng.

- Tuy cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro lãi suất đã được xây dựng nhưng việc sử dụng nó vào thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Chi nhánh đã xây dựng

kế hoạch đối phó với tình trạng khủng hoảng thanh khoản, rủi ro lãi suất nhưng chưa được cập nhật thường xuyên, liên tục. Công cụ đo lường rủi ro lãi suất chỉ phục vụ báo cáo quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn, các báo cáo về kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ trong ngắn hạn được lập nhưng số liệu báo cáo thường chưa theo sát được thực tế biến động thị trường; các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn chưa có được cơng cụ đo lường một cách chính xác.

- Chi nhánh chưa có chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của mình, chính sách lãi suất hiện nay của chi nhánh hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thị trường nên chi nhánh khó có thể cân đối giữa lãi suất huy động và cho vay, giữa nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và tài sản nhạy cảm với lãi suất. Chính vì chưa áp dụng được một cách tồn diện chích sách, cơng cụ, nghiệp vụ phái sinh để quản lý lãi suất nên chi nhánh chỉ mới thả nổi lãi suất trung – dài hạn chưa cân đối được kỳ hạn huy động và cho vay.

- Sản phẩm của chi nhánh tuy đã đa dạng hóa nhưng chủ yếu là huy động vốn, cho vay. Thu nhập và chi phí từ những hoạt động này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi, tổng thu của bảng cân đối của chi nhánh nên đây là phần bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động của lãi suất. Chi nhánh đầu tư trên thị trường chứng khoán tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng các tài sản như trái phiếu, cổ phiếu bị ảnh hưởng lớn bởi sự biến động của lãi suất.

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Phần mềm công nghệ ứng dụng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của công việc quản trị rủi ro lãi suất trong bối cảnh hiện nay.

- Quan trọng nhất là do ban lãnh đạo chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro lãi suất một cách đúng đắn. Điển hình là nguồn nhân lực có trình độ tri thức cao nhưng hầu như khơng có cán bộ chuyên về quản trị rủi ro lãi suất, chính sách lãi suất chung chung khơng có nội dung, quy định một cách chi tiết…

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đồng nai (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)