Hàm lượng mùn, đạm tổng số

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 33 - 35)

3.1.5 .Đặc điểm về động thực vật

4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm chất dinh dưỡng đất dưới các trạng thá

4.2.1. Hàm lượng mùn, đạm tổng số

a. Hàm lượng mùn

Mùn được hình thành chủ yếu từ quá trình phân giải và tổng hợp từ sinh khối của tầng cây cao, lớp bụi thảm tươi, trả lại cho đất thông qua vật rơi rụng, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu cho cây trồng, ảnh hưởng đến tính chất lý hóa học, chi phối các điều kiện cũng như hoạt động của vi sinh vật đất. Hàm lượng mùn trong đất là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ phì đất và được coi là kho dự trữ chất dinh dưỡng cho đất. Thực tế cho thấy, cây trồng khác nhau thì hàm lượng mùn là không giống nhau.

Kết quả nghiên cứu hàm lượng mùn tại các trạng thái rừng khác nhau được thể hiện ở hình 01.

Hình 01: Hàm lượng mùn tại các vị trí nghiên cứu

Nhận xét: Từ số liệu bảng 4.1 và hình 01 cho thấy: dưới từng trạng thái

rừng trồng khác nhau thì hàm lượng mùn có sự biến đổi khác nhau. Trong đó, khoảng dao động từ 1,26% – 4,68%. Chứng tỏ rằng, đất tại khu vực nghiên cứu mùn nằm trong khoảng từ nghèo đến khá (theo thang đánh giá về hàm lượng mùn của Katrinski). So sánh giữa các OTC nghiên cứu cho thấy, hàm lượng mùn cao nhất ở lâm phần trồng Keo thuần loài với giá trị đạt được là 4,68%, thấp nhất tại rừng Thơng ở vị trí chân đồi với hàm lượng 1,26%. Hàm lượng

mùn trung bình của đất tại khu vực nghiên cứu đạt 2,92%. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa hai lồi cây khác nhau thì hàm lượng mùn có sự khác nhau, sở dĩ rừng trồng Keo thuần lồi có hàm lượng mùn cao hơn là do xác hữu cơ dễ phân giải hơn, có sự giàu có hơn về cả số lượng và chất lượng sản phẩm phân giải so với Thông.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận (2005), hàm lượng mùn tại núi Luốt đạt giá trị trung bình là 2,86%. So sánh với hàm lượng thực tế dạt được cho thấy hàm lượng mùn ta đây đã được cải thiện hơn, tuy nhiên sự thay đổi đó chưa đáng kể. Hàm lượng mùn tăng có thể do hiện tại cây rừng đã sinh trưởng phát triển hơn, độ che phủ tăng, bên cạnh đó sự đa dạng hơn về lồi cây đã làm tăng về số lượng mùn trong đất.

b.Hàm lượng đạm tổng số

Đạm tổng số là chỉ tiêu hóa học quan trọng để đánh giá độ phì của đất, nó quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và làm tăng năng suất cây trồng, đồng thời làm tăng tiềm năng sản xuất của đất. Đạm tổng số trong từng loại đất phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Hàm lượng đạm tổng số trong đất có sự biến đổi tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn. Đất giàu mùn thì lượng đạm tổng số thường cao.

Từ bảng 4.1 cho thấy: Hàm lượng đạm tổng số ở khu vực nghiên cứu dao động từ 0,14% – 0,25%. Thấp nhất ở đỉnh đồi 2 (Thơng thuần lồi) với hàm lượng là 0,14%, cao nhất tại đỉnh đồi 1 (Keo thuần loài) với hàm lượng 0,25%. Hàm lượng đạm tổng số trung bình đạt 0,19%. Theo số liệu nghiên cứu hàm lượng đạm tổng số trong các loại đất Việt Nam khoảng 0,1 – 0,2%. Như vậy, đất trong khu vực nghiên cứu thuộc đất có đạm tổng số ở mức nghèo đến khá. So sánh với kết qủa của Nguyễn Hoàng Hương (2001), khi nghiên cứu hàm lượng đạm tổng số dưới rừng trồng Thơng thuần lồi đạt 0,22%. Cho thấy, hàm lượng đạm tổng số đã giảm đáng kể. Nguyên nhân là do đây là rừng với mục đích nghiên cứu, thực nghiệm nên thường chịu sự tác động lớn của con người, như hiện tượng quét lá, tỉa cành, bên cạnh đó sự phân giải của lớp thảm mục kém cũng làm cho hàm lượng đạm tổng số hiện tại giảm sút. Một nguyên nhân nữa là

do đạm là một trong các nguyên tố dinh dưỡng rất dễ thay đổi bởi các điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố thời tiết và mùa vụ. Do vậy, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm về hàm lượng này trong đất.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giữa đạm và mùn thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, điều này phù hợp với quy luật chung, kết quả thu được phù hợp với nhận định của Nguyễn Vy – Trần Khải “ đất có tỷ lệ mùn cao cũng là đất giàu đạm tổng số”.

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w