* Các tính chất hóa học cơ bản của đất rừng:
- Đất tại khu vực nghiên cứu nghèo mùn, hàm lượng mùn dao động từ 1,26% – 4,68% . Trong đó, hàm lượng mùn tại rừng Keo thuần lồi là lớn nhất, hàm lượng mùn tại rừng Thông là thấp nhất.
- Đất trong khu vực nghiên cứu thuộc đất có đạm tổng số ở mức nghèo đến khá, dao động từ 0,138 – 0,253%.
- Độ chua hoạt động tại khu vực nghiên cứu: pHH2O dao động từ 4,8 – 5,4
pHKCl dao động từ 3,7 – 4,0 Đất có phản ứng từ chua đến chua vừa.
- Độ chua trao đổi tại khu vực nghiên cứu dao động từ 4,96 – 4,91 mE/100g đất.
- Độ chua thủy phân tại khu vực nghiên cứu dao động từ 4,09 – 9,88 mE/100g đất.
- Hàm lượng đạm dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu dao động từ 1,46 – 3,79mg/100g đất, đạm dễ tiêu của đất tại khu vực nghiên cứu ở mức nghèo.
- Hàm lượng lân dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu dao động từ 3,19 – 11,89mg/100g đất. Đất của khu vực rất nghèo lân dễ tiêu.
- Hàm lượng đạm dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu dao động từ 7,07–18,852 mg/100g đất. Hàm lượng kali dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu từ nghèo đến khá.
5.1.3. Về đánh giá ảnh hưởng của địa hình tới tính chất đất
- Tại chân đồi dưới cùng 1 trạng thái rừng đất có hàm lượng mùn, đạm tổng số, và các chất dễ tiêu hầu như đạt giá trị cao nhất.
- Tại vị trí sườn đồi các chỉ tiêu thu được là thấp nhất.
5.1.4. Về đánh giá ảnh hưởng của cây trồng tới tính chất đất
Có sự thay đổi rõ rệt về hàm lượng các chất dinh dưỡng. Sự thay đổi này chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó nhân tố quan trọng là thực vật rừng. Loài cây trồng khác nhau sẽ ảnh hưởng khơng giống nhau tới tính chất của đất.