Hàm lượng P2O5

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 41 - 43)

4.2.2.2 .Độ chua trao đổi

4.2.3.2. Hàm lượng P2O5

Lân là nhân tố quan trọng có khả năng hịa tan trong nước hoặc trong các dung môi như axit vơ cơ và hữu cơ có nồng độ thấp. Lân ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ra hoa kết quả của cây trồng. Lân là một nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt quan trọng trong Đất, đặc biệt là các nước nhiệt đới như nước ta. Do hiện tượng cố định với Sắt, Nhơm là các nhóm ion có mặt nhiều trong đất, điển hình là nhóm đất Feralit. Vì thế, mặc dù trong đất có nhiều lân nhưng do ở dạng cố định nên thực vật không thể sử dụng được.

Vì lí do trên, nên lân tự do được tạo trong q trình phân giải, khống hóa xác thực vật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp Lân cho cây trồng. Cây trồng sử dụng lân dưới dạng vô cơ, chủ yếu dưới dạng H2PO4- và HPO42-

,

đây là dạng dễ hòa tan trong dung dịch đất cung cấp trực tiếp cho cây trồng. Việc đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu là một khó khăn do thành phần và sự biến động phức tạp của nó trong đất.

Kết quả nghiên cứu về hàm lượng lân dễ tiêu được trình bày ở bảng 4.1 và được thể hiện qua hình 04.

Hình 04: Hàm lượng Lân dễ tiêu tại khu vực Núi Luốt

Nhận xét: Nhìn vào hình 04 cho thấy: hàm lượng lân dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu dao động từ 0,31mg/100gđ – 1,18mg/100g đất. Theo thang đánh giá về hàm lượng lân dễ tiêu của Trần Cơng Tấu thì đất tại khu vực nghiên cứu thuộc loại đất rất nghèo lân dễ tiêu ( <5mg/100gđ). Trong đó, sự phân bố về hàm lượng giữa các vị trí khác nhau và lồi cây khác nhau là khơng giống nhau. Cụ thể, hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất thấy tại rừng hỗn loài (1,18 mg/100g đất). Tại rừng trồng Thơng thuần lồi, đạt giá trị thấp nhất (0,31 mg/100g đất).

Theo kết quả nghiên cứu tại khu vực năm 2001 của Nguyễn Hoàng Hương, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đạt 0,11 – 0,23 mg/100gđất đối với rừng Thông Mã Vĩ. Đối với rừng Keo Tại Tượng, theo kết qủa của Nguyễn Thị Hồng Lan hàm lượng lân dễ tiêu đạt 3,22 – 4,70 mg/100g đất.

Theo kết quả thu được tại khu vực nghiên cứu hiện tại thì hàm lượng lân dễ tiêu đã giảm sút đáng kể. Hàm lượng lân dễ tiêu tại khu vực đạt giá trị trung bình là 0,59 mg/100gđất. Điều này cho thấy, đất trong khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng lớn của q trình feralit hóa, các gốc lân sinh ra trong đất bị cố định bởi nhóm ion Al3+, đây cịn được gọi là hiện tượng cố định lân tự nhiên trong đất nhiệt đới nói chung và đất rừng Núi Luốt nói riêng dẫn đến sự nghèo lân và thiếu hụt nghiêm trọng đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nói chung và thực vật rừng tại khu vực núi Luốt nói riêng.

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w