Hàm lượng K2O

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 43 - 44)

4.2.2.2 .Độ chua trao đổi

4.2.2.3. Hàm lượng K2O

Kali dễ tiêu là chỉ tiêu hóa học cần thiết, có tác dụng tham gia vào sự chuyển hóa các Hydrocabon cung cấp năng lượng cho cây tham gia vào cơ chế đóng mở tế bào...K2O là chất dễ đồng hóa, có vai trị quan trọng đứng thứ 3 sau đạm và lân. Thực vật yêu cầu một lượng lớn kali. Cây trồng thiếu nguyên tố này trong quá trình sinh trưởng và phát triển sẽ ảnh hưởng rất lớn, như cây sinh trưởng kém, chậm, sâu bệnh. Nếu thiếu K2O trầm trọng sẽ dẫn đến hiện tượng vàng lá rồi rụng lá. Cây không thể lấy trực tiếp nguyên tố Kali từ đất mà phải thơng qua q trình đồng hóa K2O thành dung dịch K2CO3 thì cây mới sử sụng được.

Kết quả nghiên cứu về hàm lượng Kali dễ tiêu được trình bày ở bảng 4.1 và hình 06.

Hình 05: Hàm lượng Kali dễ tiêu tại khu vực Núi Luốt

Nhận xét: Nhìn vào hình 05 có thể đưa ra nhận định: hàm lượng kali dễ

tiêu tại khu vực nghiên cứu dao động từ 7,07mg/100gđ – 18,85mg/100gđ. Hàm lượng kali dễ tiêu trung bình tại khu vực nghiên cứu là 12,6 mg/100g đất. Theo đánh giá của Trần Cơng Tấu cho thấy tại khu vực nghiên cứu có hàm lượng K+

từ nghèo đến khá (5 – 15mg/100gđ). Tại rừng hỗn lồi tại thì kali dễ tiêu có giá trị cao nhất (18,85 mg/100gđất) và tại rừng Thông ở vị trí chân đồi thì kali là

thấp nhất (9,66 mg/100gđất). Điều này có thể giải thích do rừng hỗn giao có thành phần lồi phong phú, nhiều tầng tán sẽ làm hạn chế q trình rửa trơi chất kiềm và kiềm thổ, là điều kiện giữ lại hàm lượng này cho đất nhiều hơn so với các trạng thái khác.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hương (2001), hàm lượng kali dễ tiêu đạt được ở rừng trồng Thơng thuần lồi là 14,37mg/100gđ – 18,96 mg/100gđất. So với kết quả nghiên cứu hiện tại thì hàm lượng kali tại khu vực là 7,07 – 18,85 mg/100gđất. Ở một số vị trí trong khu vực đã có sự giảm sút nghiêm trọng. Có thể khả năng hấp thu K+ của đất kém, mà nhu cầu về kali dễ tiêu của cây trồng lớn, bên cạnh đó trong khu vực ít có biện pháp bổ sung thêm kali cho đất. Do đó, hàm lượng kali trong đất ngày giảm dần nếu không áp dụng những biện pháp tăng cường kali cho đất một cách hợp lí.

Nhận xét chung:

Thông qua các kết quả nghiên cứu ở trên về hàm lượng các chất dinh dưỡng, cho thấy rằng chất dinh dưỡng trong đất tại khu vực nghiên cứu không cao, đa số các chỉ tiêu dinh dưỡng chỉ đạt giá trị từ nghèo đến trung bình. Hàm lượng chất dinh dưỡng dưới các trạng thái rừng khác nhau cũng có sự khác nhau rõ rệt. Hàm lượng chất dinh dưỡng tại rừng trồng Keo thuần loài là lớn nhất, đất có phản ứng chua, tuy nhiên hàm lượng các chất ở dạng tiềm tàng lại lớn nhất. Điều đó chứng tỏ rừng Keo có khả năng cải tạo đất và duy trì chất dinh dưỡng hơn. Rừng Thơng thuần lồi có hàm lượng chất dinh dưỡng đạt được là thấp nhất. Trạng thái rừng hỗn loài chất dinh dưỡng trong đất ít biến động hơn.

Kết quả so sánh với các cơng trình nghiên cứu khác tại khu vực cho thấy cần có các biện pháp bảo vệ và cải tạo về dinh dưỡng đất, một số nguyên tố cần cho nhu cầu sinh trưởng của cây rừng thì lại đang trong giai đoạn thiếu hụt nhiều, ví dụ như đạm, lân, kali dễ tiêu.

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w