Nhóm chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 38 - 41)

4.2.2.2 .Độ chua trao đổi

4.2.3. Nhóm chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất

Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, các chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu đóng vai trị vơ cùng quan trọng, trong đó có 3 nguyên tố phải kể hàng đầu đó là đạm, lân và kali. Các nguyên tố này có thể có rất nhiều trong đất nhưng cây không thể lấy trực tiếp được mà phải nhờ 1 quá trình chuyển hố

trong đất dưới sự tác động của nước, CO2, hoạt động của vi sinh vật ... để chuyển hóa thành chất dễ tiêu. Những nguyên tố này thay đổi nhanh chóng trong đất do nhu cầu sử dụng rất lớn của cây. Phân tích các chất dễ tiêu trong đất là một việc hết sức quan trọng, làm cơ sở định hướng cho những tác động vào đất.

4.2.3.1.Hàm lượng đạm dễ tiêu (NH4+)

Đạm dễ tiêu là chỉ tiêu hóa học quan trọng đánh giá độ phì của đất, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng về sinh khối của cây trồng. Đạm trong đất tồn tại dưới dạng hữu cơ nhưng cây chỉ sử dụng được dưới dạng NH4+, NO3-. Trong nhiều kết quả nghiên cứu về đất rừng Việt Nam thì hàm lượng NH4+chiếm ưu thế hơn NO3- do đất rừng Việt Nam thường có pH thấp, ion NO3- hầu như không bị đất hấp phụ và thường dễ bị rửa trôi nên NO3- rất ít. Đạm dễ tiêu trong đất khơng những có sẵn trong đất mà cịn phụ thuộc nhiều q trình phân giải mùn. Đạm có trong đất dưới dạng hữu cơ, chiếm khoảng 5-10% trong hàm lượng mùn tổng số của đất. Vì vậy, đất giàu mùn thường thì cũng giàu đạm dưới dạng dễ tiêu.

Hình 03: Hàm lượng đạm dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu

Nhận xét: Nhìn vào bảng 4.1 và hình 04 cho thấy: hàm lượng đạm dễ tiêu

tại khu vực nghiên cứu dao động từ 1,46mg/100gđ – 3,79 mg/100gđất. Đạm dễ tiêu trung bình của khu vực là 2,68 mg/100gđất. Theo đánh giá của Trần Công Tấu, hàm lượng NH4+ < 4mg/100gđ là nghèo đạm. Chứng tỏ đạm dễ tiêu của đất tại khu vực nghiên cứu đạt được ở mức nghèo. Tại rừng Keo thuần lồi phát triển trên 3 vị trí địa hình khác nhau, hàm lượng đạm dễ tiêu đạt là cao nhất (3,79 mg/100gđất). Thấp nhất tại rừng Thông là 1,46 mg/100gđất. Điều này có thể giải thích do Keo là một trong số các lồi cây họ đậu có khả năng cố định đạm nhờ vào các vi khuẩn nốt sần ở rễ, khi các vi khuẩn này chết đi để lại một lượng đạm nhất định trong đất. Bên cạnh đó, rừng Keo có độ che phủ tương đối cao, lượng tàn dư thực vật nhiều, thành phần chứa các chất dễ phân giải... đã làm

tăng hàm lượng đạm dễ tiêu cho đất. Qua kết quả thu được chứng tỏ rằng, hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất và hàm lượng mùn có quan hệ đồng biến.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận (2005): hàm lượng đạm dễ tiêu của khu vực đạt 4,46 mg/100gđất. Đến năm 2008, tác giả Lương Thương Huyền cũng với nghiên cứu tương tự thì hàm lượng đạm dễ tiêu đã giảm đi đáng kể cịn 3,25 mg/100gđất. Và hiện tại nghiên cứu thì hàm lượng đạm dễ tiêu đạt 2,68 mg/100gđất. Điều này có thể thấy rằng NH4+ là nguyên tố rất dễ biến động và đang có chiều hướng giảm rõ rệt nếu khơng có các biện pháp bảo vệ đất hợp lí.

Một phần của tài liệu oanh sua lan 3 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w