Cao trí tuệ, tài năng của người anh hùng

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 99 - 104)

Chính sử thường nhấn mạnh tài năng thiên bẩm của các bậc vua chúa, anh hùng. Những người như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… đều được đánh giá cao ở trí tuệ hơn người, đặc biệt là khả năng thu phục quân sĩ, điều binh khiển tướng. Trong Bão táp cung đình, sự thơng tuệ của Trần Quốc Tuấn xuất hiện ngay từ thời niên thiếu: “Tài kiêm văn v . Sáu tuổi chàng đã biết làm thơ. Nay thì lục thao tam lược, khơng gì là khơng thơng hiểu” [211; 424]. Cịn Nguyễn Huệ lúc mười lăm tuổi với những lời đối đáp rất thơng minh làm cho thầy giáo của mình kinh ngạc. Một lần khi nghe Thầy giáo dạy mình về sử Nam, Huệ đáp: “Tại sao ta không học sử nước mình mà tụng làu làu Bắc sử? Tại sao khơng học chữ nước mình? Cái loại chữ thường gọi là “chữ ta”, thưa thầy” 208; 152]. Hay trong

Búp sen xanh, cậu bé Nguyễn Sinh Côn đã bộc lộ tư chất thông minh sáng dạ từ

đế đèn, thầy liền ra vế đối: “Thắp đèn lên dầu vương ra đế”. Trong khi trò Khiêm (người anh trai) đưa ra vế đối: “Đốt nhang rồi gió thổi bay tàn” thì trị Cơn đối: “Cưỡi ngựa dong thẳng tấn lên đường”. Tấn có nghĩa là tiến lên cũng có nghĩa là nhà Tấn; đường cịn có nghĩa là nhà Đường. Nhà Tấn lập ngơi vua, nhà Đường lập ngôi đế, vế đối vượt cả vế thầy ra” [271; 150 … Người anh hùng phải là người thông minh thiên bẩm, “anh hoa phát tiết ra ngồi” ngay từ khi cịn nhỏ. Đây là một tiêu chuẩn có tính điển mẫu về người anh hùng.

Đặc điểm nổi bật nhất của người anh hùng trong TTLS là tài năng về quân sự. Các tác phẩm như: Ngô Vương (Phùng Văn Khai), Sông Côn mùa lũ

(Nguyễn Mộng Giác), Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), Nhất thống sơn

hà (Vũ Thanh), Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Hội thề (Nguyễn Quang

Thân)… đều đã miêu tả rất thành cơng tài năng cầm qn, phán đốn tình thế, biết địch biết ta, bách chiến bách thắng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…

Trần Quốc Tuấn là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam. Trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1285 – 1288), ông - trụ cột của triều đình nhà Trần, đã lãnh đạo quân dân ta đánh thắng quân Nguyên - Mơng xâm lược. Ở mỗi lần đó, Trần Quốc Tuấn đều đề ra những chiến lược, sách lược quân sự phù hợp, sáng suốt để đối phó với giặc. Trong Bão táp triều Trần, người đọc có thể hình dung ra một Trần Quốc Tuấn với tài năng quân sự

xuất chúng. Tài năng ấy thể hiện trước hết ở khả năng nhìn r được thế trận, đốn đúng hướng đi của giặc từ đó đề ra kế sách phù hợp: “Từ Phú quốc cường

binh sách đến Vạn kiếp tơng bí truyền thư, từ Dụ chư tì tướng hịch văn nay lại

đến kế Thanh dã. Tất cả những mưu thuật đó cấu thành quốc sách chống giặc Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt” 213; 286]. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Thái Tông giao nhiệm vụ đứng đầu một đạo quân bộ chặn đánh địch ở vùng lãnh thổ phía tây Bắc Tổ quốc. Ơng đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tồn bộ vùng lãnh thổ phía tây Bắc Tổ quốc được kiểm sốt chặt chẽ. Khơng những thế, những thông tin mà Trần Hưng Đạo gửi về có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định kế sách chung của triều đình nhà Trần. Trần Thủ Độ đã đánh giá tài năng của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất như sau: “Ta xem cách thu phục người man, cách sát cánh cùng họ lấy

một chọi mười mà thắng m mãn, đánh tan mấy vạn quân của Đồn Hưng Trí dễ như trở bàn tay, đủ biết Quốc Tuấn có tài làm tướng thiên bẩm… nếu khơng có Quốc Tuấn phối hợp với mấy đầu mục chặt đứt được cái đuôi ấy, sao Ngột- lương- hợp-thai chịu nhả Thăng Long ra cho ta” 212; 189]. Trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai, trước thế giặc như nước vỡ bờ, Trần Quốc Tuấn đã vạch ra kế sách kìm chân địch, tích trữ lương thảo, chuẩn bị quân cơ. Và cuối cùng, là bài hịch nổi tiếng khích lệ tướng sĩ. Với giọng điệu hùng hồn, thống thiết, Hịch

tướng sĩ của ơng có giá trị khơi dậy khí thế, làm sáng bừng lên nghĩa khí Đại Việt,

phát huy sức mạnh của ba quân. Khi thế giặc mạnh khiến nhà vua ngần ngại, Trần Quốc Tuấn đã nói lời quật khởi của núi sơng, của trăm họ, của khí phách mà các bơ lão mang đến hội Diên Hồng: "Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết xin hãy chém đầu thần. Đầu thần nếu còn, xã tắc cũng còn. Xin bệ hạ chớ lo, thần đã có kế đánh bại giặc" [213; 318]. Hồng Quốc Hải đã dùng khá nhiều trang viết để mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng, từ việc Trần Hưng Đạo cùng các tướng của mình đi “dị hỏi về thủy chế, về độ nông sâu của các con sơng quanh vùng, các ngịi lạch, cồn bãi” 214; 373 , đến việc chỉ huy quân binh thay nhau làm việc ngày đêm đo đạc mực nước, cưa cắt, đẽo vát đầu cọc, mài lưỡi rù… tất cả sẵn sang cho trận thủy chiến. Và thế trận trên sông Bạch Đằng đã minh chứng cho tài quân sự của ông: “Nước rút nhanh, số thuyền giặc bị cọc đâm thủng đáy hoặc bị cọc ngáng mỗi lúc vón lại nhiều thêm. Những chiếc thuyền nan bốc cháy đùng đùng và như có trời phù, tự nhiên gió Tây Nam lại nổi, đẩy những chiếc thuyền lửa phi nhanh như tên bắn, và chúng giăng thành hàng như một vành đai lửa ôm lấy các chiến thuyền quân Nguyên đang giãy giụa tháo chạy” 214; 409].

Theo chính sử, Nguyễn Huệ là một v tướng, nhà quân sự thiên tài. Tài năng quân sự của ông được rất nhiều nhà văn khai thác, thể hiện như Nguyễn Mộng Giác, Lê Đình Danh, Nguyễn Thu Hiền, Vũ Thanh… Với Tây Sơn bi hùng truyện, Lê Đình Danh đã miêu tả Nguyễn Huệ là một vị tướng bách chiến bách

thắng, "có tài thao lược, dụng binh tính tốn hơn người" 197; 84 . Điều này được thể hiện khá r trong nhiều trang của tác phẩm. Chẳng hạn, khi Nguyễn Huệ bày kế hỏa công đánh quân của Tôn Thất Hương: "Trong ống đựng đầy một thứ nhựa cây, khi ra trận chỉ cần cầm ống này vung về phía địch, nhựa trong ống văng ra, gặp lửa ở miệng ống lập tức bốc cháy. Giặc bị bỏng tất phải quăng gươm mà

chạy" 197; 105 . Hoặc người anh hùng dùng kế giả hoà để giết chết Tống Phước Hiệp, chiếm được Phú Yên. Trong tác phẩm, Nguyễn Huệ được miêu tả là con người không chỉ am hiểu binh pháp mà cịn tỏ ra "trên thơng thiên văn, dưới tường địa lí", biết đón đúng thời điểm thuận lợi để dùng sức nước, sức gió cho nhiều trận huyết chiến. Tài thao lược của Nguyễn Huệ cũng được Nguyễn Thu Hiền miêu tả khá hấp dẫn trong Hoàng đế Quang Trung, đó là những trang kể về chuyện Nguyễn Huệ thuần phục ngựa hoang thành ngựa chiến; huấn luyện binh sĩ, chế tạo binh khí, chất nổ, hỏa lơi… Trong Sơng cơn mùa lũ, giữa lúc Nguyễn Nhạc và hầu hết các tướng tá cùng mưu sĩ ở phủ Quy Nhơn phân vân chưa hiểu vì sao liên quân Nguyễn - Xiêm - Miên lại chậm chạp và cố ý trì hỗn việc tiến qn về Gia Định thì Nguyễn Huệ đã đưa ra nhận định rất sắc sảo:

“Chúng khơng muốn tiến qn nhanh vì nhiều lí do:

Quân Xiêm là quân đánh thuê, nên phải tính tốn thế nào để tổn thất thật ít mà thu lợi lộc được thật nhiều. (…) Phần Nguyễn Ánh cũng không muốn quân Xiêm tiến nhanh. Hắn sang thuê quân Xiêm nên hiểu r lòng dạ quân đánh thuê (….). Nguyên do thứ ba là chúng khơng dễ gì nhích chân qua khỏi Sa Đéc. Qn ta ở Long Hồ do phò mã Trương Văn Đa chỉ huy tuy ít, nhưng như quan đơ đốc vừa nói, ít mà dũng cảm, thiện chiến...” 209; 382-383].

Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, điều này luôn được Nguyễn Huệ ứng dụng hiệu quả trong kế sách dùng binh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”. Chiến thắng lẫy lừng của quân Tây Sơn trước 5 vạn quân Xiêm, và lần tiến quân ra Bắc nhanh chóng tiêu diệt 29 vạn quân Thanh là những minh chứng hùng hồn.

Bên cạnh thiên tài quân sự kiệt xuất, người anh hùng còn giỏi trong việc phát hiện và trọng dụng nhân tài. Nhân vật Trần Hưng Đạo trong Thiệu Bảo Bình Nguyên là một ví dụ. Biết Phạm Ngũ Lão là người khí phách, Hưng Đạo mời về

làm mơn khách trong nhà. Vì mến mộ tài năng của Phạm Ngũ Lão mà Trần Hưng Đạo chủ ý để ơng trình diễn võ thuật mừng thọ Thượng hoàng, coi như là một cách tiến cử nhân tài với triều đình, cịn thuận lịng trao lá ngọc cành vàng trong nhà về nâng khăn sửa túi cho đấng mày râu có tương lai sự nghiệp hiển hách. Để thu hút nhân tài, Trần Hưng Đạo mở Giảng võ đường “thu nhận con em bách tính vào học, cứ hai năm một lần tổ chức thi thố sức lực và quyền cước để lấy vài chục người xuất sắc nhất” 257; 83]. Trần Hưng Đạo cũng có con mắt tinh tường biết được điểm mạnh yếu của các thuộc hạ mình. Để chuẩn bị cho trận thủy chiến với

quân Nguyên – Mông, Trần Hưng Đạo đã gọi Yết Kiêu vào giao phó cơng việc, Vương giao cho Yết Kiêu trong một tháng phải tuyển chọn được ít nhất ba mươi, nhiều nhất là năm mươi tráng sĩ. Sỡ dĩ Trần Hưng Đạo giao trọng trách này cho Yết Kiêu mà khơng phải ái khác, bởi vì “người nơ bộc này là bậc kỳ tài trong thiên hạ về khả năng bơi lội, rất chín chắn và kiên định, đã nhận việc là dứt khốt làm đến nói đến chốn, bất kể khó khăn trở ngại, chấp nhận cả đổ máu hy sinh” [258; 53]. Còn với Trần Khánh Dư, ông đã khuyên vị tướng bỏ qua mâu thuẫn cá nhân, quay trở về “xúm tay gánh vác giang sơn”: “Ta đâu bảo ngài đăng lính, mà muốn ngài trở lại vị thế Phiêu kỵ đại tướng quân. Chuyện xưa chỉ là mâu thuẫn cá nhân, không hề làm lu mờ phẩm chất trung quân ái quốc của một chiến tướng lừng lãy trận mạc như ngài. Phẩm chất ấy là vốn quý của giang sơn xã tắc, dứt khoát phải cất nhắc vào vị trí xứng đáng” 258; 16]. Nhờ tài thương thuyết của Trần Hưng Đạo mà Trần Khánh Dư đã quay trở lại triều đình, cùng góp sức vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

Nguyễn Huệ không chỉ giỏi đánh giặc mà còn là người biết "chiêu hiền đãi sĩ". Trong Hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Thu Hiền miêu tả Nguyễn Huệ là người “am tường từng năng lực của chư vị anh hùng hơn ai hết" [223; 183]. Nguyễn Huệ lựa chọn Nguyễn Thung, Vũ Đình Tú bởi theo Nguyễn Huệ: "Vì đại nghiệp, hai anh đã từ bỏ giàu sang về đây tụ nghĩa, thì chẳng thể khơng đảm nhận một trọng trách để có cơ hội đóng góp cho sơn trại" [223; 183-184]. Khi thu phục được tướng cướp V Dũng, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Nguyễn Huệ mừng rỡ reo to: "Này đây, Diệu, Dũng là hai cánh tay đắc lực của anh em Tây Sơn, nay Sở cho thêm đôi cánh nữa, thì lo chi đại nghiệp khơng thành" [223; 329]. Xuất phát từ tấm lòng thành, Nguyễn Huệ đã thu phục được rất nhiều người tài giỏi bên mình. Đúng như Nguyễn Mộng Giác đã viết: "Trí thức lớn của Bắc Hà cỡ như: Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Phan Huy Ích,… mà phải khuất phục trước Nguyễn Huệ, không phải chỉ do sức mạnh quyền lực đâu" 210; 153]. Nguyễn Huệ vì cầu tài mà khơng ngại đường xa vất vả, năm lần bảy lượt cho người mang thư đi gặp La Sơn Phu tử. Khi Nguyễn Nhạc chế giễu các nhà nho trong đó có ám chỉ thầy giáo Hiến, Nguyễn Huệ nói "Chỉ vì lâu nay chúng ta nghĩ thế nên kẻ sĩ mới bỏ ta mà đi. Đến lúc cần một người có uy tín để nói cho dân nghe theo ta khơng tìm thấy ai cả" [209; 104]. Nguyễn Huệ cũng khác ông anh cả về quan điểm đối với Hoa Kiều. Theo Nguyễn Huệ, Hoa kiều là "cái ng để ta liên lạc với

nước ngồi" (...). Khơng có họ, ta khơng có hạng mơi giới để bn bán với tàu bn nước ngồi được" [210; 401].

Tài năng của các NVAH còn được thể hiện qua nghệ thuật ngoại giao. Biết mình biết người, hiểu thấu sức mạnh dân tộc để thiết lập một đường lối ngoại giao phù hợp. Ở Hội thề, nhân vật Nguyễn Trãi được tô đậm ở chiến lược “mưu phạt tâm công” tác động đến nội bộ quân thù và phân hóa chúng, dụ chúng quy hàng: “Nếu chúa cơng mở lượng hiếu sinh tha tội cho bọn Thơi Tụ, Hồng Phúc, dụ được chúng ra hàng thì thần vẫn nghĩ là thượng sách hơn là băm vằm mấy vạn sinh linh trong một cuộc huyết chiến ở Xương Giang” 265; 105]. Theo ông, việc tiêu diệt dục vọng xâm lược của kẻ thù còn quan trọng hơn là chỉ lo tàn sát chúng. Bằng sự thấu triệt đời sống nhân sinh, Nguyễn Trãi đã dùng tâm, dùng ngịi bút, góp phần đuổi qn Minh ra khỏi bờ c i, khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Nguyễn Trãi cho rằng: “Đúng là tội ác của giặc Ngô trời không thể dung, đất không thể tha. Nhưng nền thịnh trị và thái bình mn thuở của Đại Việt cịn quan trọng hơn ngàn lần việc trả thù. Rửa thù hôm nay tức là đang gieo mầm cho ngày mai. Hôm nay giặc chịu thua nhưng ngày mai có thể chúng lại tới” 265; 283]. Vì thế, trước lúc chia tay, Thái Phúc (tướng nhà Minh) đã ôm chầm lấy Nguyễn Trãi, mượn thơ của Lý Bạch để bộc lộ: “Nhị Hà thanh thủy thâm thiên xích/Bất cập Ức Trai tống ngã tình” [265; 322].

Trong Nhất thống sơn hà, sau khi thất bại nhục nhã trong việc xua quân xâm lăng Đại Việt, Vua Càn Long dù uất ức cũng buộc lòng phải biến thù thành bạn và dành cho vua Quang Trung tình cảm quý mến: “Càn Long đặc biệt ưu ái vua Quang Trung giả của mình. Trước mặt bao nhiêu hồng thân, quốc thích và sứ thần các nước khác, ông ta đã tự tay phê một bài thơ Ngự Chế tặng vua Quang Trung (…) Một kỳ sự chưa từng có xưa nay khiến cho cả triều đình nhà Thanh và các sứ bộ lân bang đều kinh ngạc” 264; 314]. Có thể thấy, ngoại giao khéo léo cũng góp phần ngăn chặn chiến tranh, giữ vững nền độc lập cho dân tộc.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 99 - 104)