.Miêu tả người anh hùng qua lời nói, hành động

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 129 - 132)

Miêu tả nhân vật thơng qua lời nói, hành động là thủ pháp quen thuộc trong văn xuôi từ thời trung đại. Trong văn xuôi hiện đại, thủ pháp này vẫn được phát huy trên một tinh thần mới, phù hợp với khuynh hướng sáng tác, bút pháp của nhà văn. Các nhà TTLS sau 1975 đã khá thành công khi sử dụng thủ pháp này.

Khi khắc hoạ tính cách một nhân vật lịch sử tồn tài, tồn đức, được nhân dân tơn thờ là Trần Quốc Tuấn, tác giả của Bão táp triều Trần đã chú ý khắc họa lời nói, hành động của nhân vật, đặt trong nhiều mối quan hệ vua - tôi, cha - con,

tướng - sĩ. Trong quan hệ với vua, theo vai vế là bậc bề trên, là anh của Thánh Tông, vừa là bá phụ vừa là cha vợ của vua Nhân Tông, nhưng mỗi khi gặp vua ơng ln “kính cẩn giữ đạo bề tơi”; “Ơng vừa quỳ lạy thượng hồng xong, Nhân Tơng đến, ơng lại quỳ” 213; 32]; hai vua xin được miễn lễ vua tôi để theo lễ cha con, bác cháu, ơng trả lời: “Quan gia thể tình mà rộng lượng, ấy là quyền của quan gia; cịn đạo làm tơi, Quốc Tuấn này đâu dám trái” [213; 32 . Quốc Tuấn là người ln lấy lợi ích dân tộc làm trọng. Ơng ln chủ động gỡ bỏ hiềm khích đã âm ỉ giữa hai dịng trưởng - thứ mấy mươi năm. Nỗi uẩn ức, những tâm sự dấu kín đã được nói ra bằng lời, bằng hành động làm cho Thánh Tơng vơ cùng cảm kích. Lời nói chân tình và hành động trong buổi chia tay đầy cảm động, những giọt nước mắt “hóa giải oan cừu” đã đưa hai vĩ nhân đi vào lịch sử. Đó cịn là khi ơng ra đón vua ở bờ sơng, thấy cảnh vua tơi lam lũ ơng thực sự đau lịng và cảm thấy như chính mình có lỗi: “Quốc cơng chống kích nhảy xuống ngựa, rồi lật đật leo lên thuyền ngự sụp lạy” 213; 317]. Khi ngẩng lên thấy “ai nấy đều chú mục gườm nhìn mình”. Ơng hiểu mọi người đang có ý nghi ngại ơng bởi cây kích ơng chống có đầu bịt sắt nhọn, Hưng Đạo “bèn ném chiếc kích xuống sơng” 213; 317 . Hành động ấy cho thấy sự trung chính của Hưng Đạo đối với nhà vua, đồng thời đã xua tan mọi nghi ngờ của quân sĩ. Trong quan hệ cha con, ông luôn giáo dưỡng các con theo nền nếp. Vương dạy các con thấu đáo đạo làm người, trước khi học đạo làm tướng. Ơng thử lịng trung của các gia nơ, các con, người con út nói lời trái đạo ơng liền “đùng đùng nổi giận rút gươm chỉ vào mặt Tảng mắng”. Với gia nô và dân chúng, Trần Hưng Đạo luôn gần gũi, thân tình. Với họ, ơng chưa bao giờ thể hiện mình là tướng lĩnh, bề trên. Yết Kiêu và Dã Tượng là hai gia nô nhưng ông xem họ như máu thịt của mình, chăm sóc họ như con cái trong nhà. Đối với dân chúng, ông luôn ân cần thân mật. Mỗi lần đi qua các thơn ấp, bản làng, được người dân đón tiếp với thái độ đầy kính trọng như quì xuống lạy, thì: “Hưng Đạo lập tức xuống ngựa… Vương nâng ông lão đứng dậy và ra lệnh cho cả dân ấp cùng đứng dậy” 214; 29 . Chính cách đối xử và thái độ ân tình này đã giúp Trần Quốc Tuấn có được những gia nơ, gia thần, những mưu sĩ tận trung để từ đó có được một đội quân “binh gia chi tử” góp nhiều cơng lớn trong cuộc kháng Nguyên bảo vệ đất nước.

Miêu tả Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đặc biệt quan tâm thể hiện lời nói, hành động quyết liệt của nhân vật. Hàng loạt quyết định được Hồ Quý Ly đưa

ra trong bối cảnh căng thẳng của nội tình đất nước: viết Minh Đạo luận, đánh Chiêm Thành, thực hiện những cải cách: hạn nô, hạn điền, ban hành tiền giấy… Rồi hàng loạt những mưu mơ, toan tính: sắp đặt để Ngun Trừng lấy công chúa Quỳnh Hoa - con gái của Thái bảo Trần Nguyên Hàng, Thánh Ngẫu lấy Thuận Tông - người kế vị vương triều nhà Trần. Bên cạnh đó là những vụ thanh tốn, giết loạn đảng, bức ép Thuận Tơng uống thuốc độc. Đặc biệt là vụ giết người em kết nghĩa Nguyễn Đa Phương (con trai cụ Sư Tề thầy dạy của Hồ Quý Ly) mà ai cũng coi là tàn nhẫn. Nguyễn Xuân Khánh đã có những trang miêu tả Hồ Quý Ly với chất “gian hùng” như chính sử đã chép. Nhưng ở một khía cạnh khác, nhà văn nhìn thấy, cảm thơng cho những hành động “khơng thể khơng làm” của Hồ Q Ly. Khi nói với con trai về những bức tranh mà ơng đã được Nghệ Hồng ban tặng, Hồ Quý Ly cho rằng việc phị ấu chúa ngu độn “trong lúc triều chính mục rỗng, thì quả thật là ngu trung” 231; 99]. Khi nghe Nguyên Trừng nói: “Nay cha làm quan lại bàn việc của vua, thậm chí dám khen chê cả lời của Phu Tử, vì muốn nhanh nên cũng chẳng theo vết người xưa. Cha đã phạm phải chính danh. Chính vì vậy kẻ sĩ trong nước nhao nhao phản đối... Xin hãy nghe con. Con xin dâng lời nói thẳng. Lịng dân khơng theo cha đâu” 231; 467]. Dẫu biết điều con trai nói là đúng, nhưng ơng vẫn kiên quyết cho rằng: đổi mới, cải cách là cần thiết, bởi “đất nước ta quá ư hỗn loạn, cần có một sự đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt đầu rơi máu chảy” [231; 468]. Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo tạo ra cuộc thoại giữa Quý Ly với Nguyên Trừng để từ đó khắc hoạ rõ nét tính cách, nội tâm nhân vật.

Cũng có lúc, nhà văn hư cấu thêm các chi tiết hành động đậm chất đời thường, thậm chí tầm thường của người anh hùng. Tác giả Hội thề miêu tả Lê Lợi qua ánh mắt ghen tức và thèm muốn khi gặp Thị Lộ: “Lê Lợi nhìn bà đại học sĩ giống như khi ông muốn xé một con gà luộc bốc hơi nghi ngút vừa mới được mụ Lý quẳng vào rá” 265; 11]; hay sự vụng về, háu ăn đến lố bịch: “Thị Lộ bày đĩa bánh chưng rán lên án thư. Bình Định Vương vồ lấy đơi đũa trên tay bà, gắp bánh. Nhưng ông vụng về, miếng bánh rơi xuống sàn gỗ. Ông cáu tiết vứt đơi đũa, lấy tay nhón bánh ăn ngấu nghiến” 265; 12 . Dường như Nguyễn Quang Thân đã khước từ những quy phạm cũ trong việc miêu tả, Lê Lợi vì thế đơi khi hiện lên rất đời thường và có phần dung tục, khác hẳn với cách nhìn của chính sử.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w