.Tình huống lựa chọn nghiệt ngã

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 126 - 127)

Dưới ngòi bút của các nhà văn, nhiều NVAH được đặt trong những tình huống lựa chọn nghiệt ngã. Lý Thường Kiệt trong Tám triều vua Lý phải đứng trước sự lựa chọn đầy thử thách, một bên là nghĩa vua tơi, một bên là tình vợ chồng: “Ta đã chọn vua mà bỏ nàng. Đó là điều tàn nhẫn, là góc tăm tối của đời ta khơng gì có thể biện minh được, dù sau này ta có cơ may trở thành đấng bậc gì thì đó vẫn cứ là điều bất cập của một con người” 219; 457 . Để rồi suốt cuộc đời mình, ơng ln phải day dứt về nỗi khổ vì đã để mất mẹ con Thuần Khanh: “Thật ra trong những năm qua ta cố ghìm nén lịng mình, coi như đây là số phận đã an bài. Ta tìm niềm vui trong cơng việc, gắn cuộc đời và số phận mình vào sự cường thịnh của quốc gia, dân tộc. Coi mấy năm chung sống với Thuần Khanh chỉ là một giấc mơ đã thuộc về quá vãng” 219; 87].

Trong Hội thề, Lê Lợi buộc phải hy sinh hoàng hậu Ngọc Trần cho lễ tế thần. Ngọc Trần là vợ vua, nhan sắc “khuynh thành”, thông minh, mạnh mẽ lại có anh trai ở vị trí “dưới một người trên vạn người”. Những tưởng khơng cịn gì hạnh phúc hơn. Vậy mà chính những điều tưởng như hạnh phúc ấy là sức ép, tạo nên số phận bi kịch của nàng. Lê Lợi đã gạt lệ hy sinh Ngọc Trần làm lễ tế quân: “Lòng ta đau như cắt. Nhưng các tướng và quân sĩ muốn thế. Nàng cũng muốn thế. Ta cịn biết làm sao?”; “Mặt Bình Định Vương mềm ra. Ơng muốn khóc mà khơng thể khóc. Ngọc Trần như trong cơn hoảng loạn muốn dứt áo đi ngay… Lễ xong,… nhà vua nhìn tất cả với đơi mắt vô cảm vô hồn. Không ai đốn được ơng đang nghĩ gì, vui vẻ hay hối tiếc” 265; 219-220]. Là minh chủ, Lê Lợi đặt lợi ích của nghĩa quân lên trên hết, ơng phản kìm nén nỗi đau, phải hy sinh kể cả những người thân yêu của mình.

An Tư trong sử sách chỉ được biết đến với vài dòng sử liệu ngắn ngủi: là một trong hai vị công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Trần, bà phải kết hôn với Trấn Nam vương Thoát Hoan, giữ cho quân Trần rút lui an tồn trong chiến

giận, nàng cơng chúa này được xây dựng thành một nhân vật khá đầy đặn. Tác giả

đã hư cấu một tình huống éo le, khó xử: Thốt Hoan ngang ngược địi Đại Việt phải dâng cơng chúa An Tư, vua quan trong triều bàn tính mãi nhưng cũng chẳng đưa ra được quyết sách gì: “Các đại thần không lạm bàn trong chuyện này. Thượng hồng khơng quyết, bệ hạ cũng khơng quyết” 213; 377 . Hồng Quốc Hải đặt An Tư vào tình huống buộc phải lựa chọn: hoặc giữ trọn tình yêu hoặc đem thân vào chốn ơ nhục để cứu vãn tình thế đất nước. An Tư đã phải đau đớn lựa chọn: “Nàng đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan. Đêm nằm nhức nhối không sao ngủ được. Phần thương anh, thương cháu, thương nước, thương dân. Phần xót xa mối tình trong sáng giữa nàng với Chiêu Thành vương” 213; 377]. Trong tình thế bi kịch, giằng xé nội tâm, cuối cùng An Tư đã quyết định "gạt tình riêng, đền nợ nước". Đây là hành động cao cả của một liệt nữ, giúp cứu vãn tình hình khi thế nước nguy nan. Cũng như An Tư, Huyền Trân công chúa được hứa gả cho Chế Mân vì tình hịa hiếu hai nước. Huyền Trân cũng bị đặt vào tình huống lựa chọn giữa tình riêng và nợ nước, và nàng phải chấp nhận làm vợ Chế Mân để lấy lại hai châu cho Đại Việt. Trong Sông Côn mùa lũ, nhân vật Nguyễn Huệ bị đặt vào tình huống buộc phải lựa chọn: vì tình thân, giữ đạo hịa hiếu hay vì trăm họ, vì khát vọng thống nhất non sơng. Trong tác phẩm, Nguyễn Mộng Giác đã nhiều lần để nhân vật Nguyễn Huệ tự đấu tranh tâm lí, dằn vặt, đau khổ khi buộc phải đem quân đánh lại anh mình.

Đặt NVAH vào tình huống gay cấn, căng thẳng là một cách thức để khẳng định bản lĩnh, ý chí của người anh hùng. Tất nhiên, từ các sự kiện đã được chính sử ghi chép lại, các nhà văn đã sáng tạo ra các tình huống hấp dẫn, mang tính điển hình, và đây cũng là những trang hay nhất đề cao, khẳng định vẻ đẹp, tầm vóc của các anh hùng dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

4.2. Kết hợp hài hoà nhiều thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật anh hùng

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 126 - 127)