Trong tiểu thuyết hiện đại, ngoại hình góp phần quan trọng thể hiện tính cách nhân vật. Khơng cịn những miêu tả mang tính ước lệ như trong văn xi trung đại, tiểu thuyết hiện đại xem việc xây dựng ngoại hình nhân vật như một “chiến lược” được cân nhắc kĩ càng. Nhà văn luôn ý thức việc lựa chọn những chi
tiết đặc sắc, ấn tượng, thể hiện nét riêng của nhân vật. L.Tolstoi là bậc thầy trong khắc họa các nhân vật bằng chi tiết chân dung, đặc biệt là khuôn mặt. Với Anđrây là nụ cười thánh thiện, sảng khối; với Napơlêơng là nụ cười ẩn ý và giả tạo; với Natasa là cặp mắt ln mở to, có khi mơ màng thả hồn về một thế giới xa xăm nào đó. Cịn La Qn Trung trong Tam quốc diễn nghĩa thì miêu tả nhân vật qua nhân tướng học. Ví như, Quan Cơng thì ơng ln đặc tả khn mặt đỏ, kể cả lúc chết để đối lập với những khuôn mặt trắng là bộ tướng của kẻ nịnh thần. Trong nhiều tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, chân dung được miêu tả theo kiểu “truyền thần”, ngoại hình đã hé lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật.
Do ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi, nhiều TTLS Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 và một số TTLS giai đoạn 1930 - 1945 cũng sử dụng cách thức miêu tả chân dung theo kiểu tô đậm nét khác biệt kiểu nhân tướng học để khắc họa nhân vật. Hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Hà Ân, Nguyễn Huy Tưởng… đều rất quan tâm miêu tả ngoại hình theo hướng này. Trong khi miêu tả, cịn xen kẽ lời bình luận của tác giả có tác dụng dẫn dắt tình cảm của người đọc.
Sau năm 1975, nhiều cây bút TTLS cũng chú trọng miêu tả ngoại hình, nhưng chú ý kết hợp “nét người” và “nét thần”. Có nhiều trang miêu tả chân dung thành công trong Ngô Vương của Phùng Văn Khai, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh, Thiệu Bảo bình Nguyên của Hồng Thái, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Nhất thống sơn hà của Vũ Thanh,… Trong Bão táp triều Trần của Hồng Quốc Hải, ngoại hình Trần Quốc Tuấn được miêu tả ở nhiều độ tuổi, nhiều thời điểm khác nhau, nhưng đều toát lên cốt cách, phong thái của một tướng lĩnh: “Các bắp thịt tay chân ông nổi cuộn lên thành múi, như đô vật lúc gồng người giữ thế… Cái đầu hổ phù xăm trên lồng ngực y hệt đầu hổ phù thêu trên áo.” 213; 267-268 . Cịn khi vào thiết triều, ơng ln thể hiện sự uy nghi, trang nghiêm của một vị tướng đứng đầu triều đình: “Trần Quốc Tuấn uy nghi trong bộ v phục màu tía, đai vàng thêu chim phượng; ngực áo thêu hình hổ phù. Bữa nay Hưng Đạo đeo giáp hộ tâm, nên ngực ông càng đẫy đà; đầu đội kim khôi, ngang sườn dắt thanh trường kiếm, nom ông uy nghi lẫm liệt như một vị thiên tướng” 213; 270 . Chỉ với một vài điểm nhấn trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Quốc Hải đã khắc họa được phẩm chất của một con người văn v toàn tài. Trần Thanh Cảnh cũng rất
dụng cơng trong việc khắc họa ngoại hình Trần Quốc Tuấn ở Đức Thánh Trần: “Khuôn mặt vuông vức ngời ngời. Mũi cao miệng rộng, cặp lông mày rậm càng làm nổi bật đôi mắt to sáng rực” [195; 22]. Khi Quốc Tuấn xuất hiện mọi người đều phải xuýt xoa ngưỡng mộ: “Cả kinh thành nhìn thấy chàng phi ngựa, múa gươm, bắn cung và thi triển các tuyệt k v nghệ Đông A trên Giảng V Đường đã xuýt xoa bảo nhau, Trần Quốc Tuấn như là tướng nhà trời được cử xuống giữ yên bờ c i nước nhà Đại Việt vậy” [195; 22
Trong TTLS Việt Nam sau 1975, với cách nhìn mới, hình tượng anh hùng, vĩ nhân ngày càng giảm tính sử thi mà gia tăng chất đời tư của tiểu thuyết. Trong
Hội thề, Nguyễn Quang Thân nhiều lúc mô tả Nguyễn Trãi như một kẻ thư sinh,
mệt mỏi: “Nguyễn Trãi đứng dậy. Cái vẻ mệt mỏi, ẻo lả thư sinh biến mất”; “Thân hình mảnh khảnh của vị thái học sinh Nguyễn Trãi nổi danh khắp Bắc Hà không chịu nổi sức nặng của một ông già to béo” 265; 38]. Trong Gió lửa, Nam
Giao lại nhấn mạnh những nét “dị tướng” ở Nguyễn Huệ: “to ngang, hơi thấp, tay dài đến đầu gối, di chuyển vừa nhanh vừa chắc như một loài nửa gấu nửa vượn. Mặt nổi mụn, mũi sư tử, một mắt to, một mắt nhỏ, Huệ nhìn ai cũng như chọc gươm vào đồng tử người đối thoại” [199; 333]. Hình dáng ấy đã cho người đọc thấy, cái dị thường của Nguyễn Huệ đã chứa đựng một điều gì đó bất thường nhưng lớn lao và khó đốn định.
Như vậy, bằng nghệ thuật tạo hình đặc sắc, các tác giả TTLS Việt Nam sau 1975 đã dựng nên nhiều chân dung nhân vật lịch sử sinh động. Các chân dung khơng chỉ được thể hiện ở góc nhìn sử thi, thể hiện nét khác thường mà cịn ở cả phía đời thường của người anh hùng, khiến họ đến với người đọc vừa là những vĩ nhân, vừa là những con người gần gũi, thân quen.