.Đối thoại với cách nhìn cá biệt, trái ngược với lịch sử

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 109 - 112)

Trong xu hướng “văn chương hóa lịch sử”, nhân danh quyền sáng tạo, một số nhà văn đã mạo hiểm chọn cách đưa ra những kiến giải riêng, trái ngược với cách nhìn của chính sử, của số đơng. Với những hiện tượng này, rất cần những đánh giá, nhìn nhận đúng mức. Có người muốn tạo ra cách thể nghiệm mới, nhưng chưa đưa lại hiệu quả cả về tư tưởng và nghệ thuật. Có người có dụng ý xét lại lịch sử, hạ bệ người anh hùng. Trong B mật hậu cung, Bùi Anh Tấn đã khắc họa nhân vật Lý Thường Kiệt từ nhiều phương diện khác nhau. Một mặt, nhà văn vẫn cho người đọc thấy được một Lý Thường Kiệt thông minh, bản lĩnh, kiệt xuất trong vai trò một anh hùng dân tộc. Mặt khác, nhà văn đi sâu luận giải những góc khuất của đời sống cá nhân với những giằng xé nội tâm khi biết mình là một người đồng tính. Việc Bùi Anh Tấn hư cấu, giả định về mối “tình trai” của một danh tướng kiệt xuất, một anh hùng dân tộc đã vấp phải những phản ứng gay gắt của độc giả. Có lẽ, ẩn đằng sau đó, nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp nhân bản,

đời thường, nhưng có người đặt câu hỏi: có thực sự cần thiết khi dùng một người anh hùng được nhân dân đề cao, thờ phụng để đưa vào đó quan điểm riêng của mình về những người đồng tính? Và có hiện thực chăng khi đưa vấn đề người đồng tính đặt vào bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam thời nhà Lý?

Hội thề của Nguyễn Quang Thân được nhiều người đọc đánh giá cao trong

đổi mới về cách tiếp cận TTLS và cách thể hiện NVAH. Tuy nhiên, cũng có những trang khiến bạn đọc “rờn rợn” khi nhà văn tô đậm nét thô kệch, v biền của Lê Lợi như một trang chủ miền sơn cước. Một số chi tiết liên quan đến thói quen ăn uống, tình dục của Lê Lợi là những ví dụ. Đây là lúc người anh hùng nhận đĩa bánh chưng rán từ Thị Lộ: “Thị Lộ bày đĩa bánh chưng rán lên án thư. Bình Định Vương vồ lấy đôi đũa trên tay bà, gắp bánh. Nhưng ông vụng về, miếng bánh rơi xuống sàn gỗ. Ông cáu tiết vứt đơi đũa, lấy tay nhón bánh ăn ngấu nghiến” 265; 12 . Một ơng vua có lúc khơng giữ phép tắc lễ nghi, ngơn từ bình dân đến vụng về, dáng dấp thô kệch, kém sang, háu ăn và háu gái khiến những trang sách của

Hội thề trở nên “nóng” trong dư luận.

Hay trường hợp người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, đã từng được Trần Trọng Kim miêu tả trong Việt Nam sử lược: “Ông Nguyễn Huệ trong sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình là một người có sức khỏe tuyệt trần, lại có mưu trí quyền biến, mẹo mực như thần, khởi binh ở đất Tây Sơn, giúp anh là Nguyễn Nhạc lập nên nghiệp lớn, được phong làm Bắc Bình vương, đóng đơ ở đất Phú Xuân” 83; 335 . Trần Trọng Kim còn viết thêm: “Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy v lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học” 83; 343]. Thế nhưng khi đi vào trang văn của Nam Giao, Trần Vũ…, hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã có phần trở nên “lệch chuẩn”, khó chấp nhận. Trong Gió lửa, người anh hùng đánh Nam dẹp Bắc, trong năm ngày tiêu diệt gọn hai mươi vạn qn Thanh xâm lược, nhưng tính cách lại thơ lỗ và cuồng dâm. Trước đó, trong truyện ngắn Mùa mưa gai sắc, Trần Vũ đã miêu tả Nguyễn Huệ như là một bản thể “ác dâm”, “khổ dâm” trong đời sống tình dục: “Huệ chụp lấy ngực áo cưới của Ngọc Hân xé toạc. Bằng hành động của con mãnh thú, Huệ xô ngã sấp Ngọc Hân ra giường, tháo dây đai quật xối xả lên tấm lưng mảnh dẻ tưởng như giải lụa bạch đang oằn mình chịu địn. Huệ quất như thúc voi, thúc ngựa, tiếng roi đánh chát chúa tóe lửa vun vút cuồng nộ” [279]. Qua nhân vật bạn Ngọc Hân, Trần Vũ còn

hạ những câu nặng nề: “ba anh em Huệ xuất thân dân dã, đầu đường xó chợ nhờ vận may mà có quyền bính, chứ khơng thuộc dịng d i q tộc vương đế chính thống lâu đời như Hân" 279]. Trong Gió lửa, Nam Giao cũng có những trang gặp gỡ với Trần Vũ khi miêu tả việc làm tình của Nguyễn Huệ như một kẻ cuồng bạo: “Huệ tiến lại, mắt đỏ lừ lừ như cọp… Huệ nắm vào ngực xiêm, kéo mạnh rồi xé ra…Thị tay bóp vỡ trâm cài đầu của Ngọc Hân… Ném tấm vương bào, rồi từ từ cởi chiếc cạp quần…” [199; 375].

Xuất hiện gần đây, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt S cũng bị

một bộ phận độc giả cho là nhiều trang miêu tả tính dục một cách quá đà. Nhân vật Trần Khánh Dư - người anh hùng có cơng lao lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 trong tiểu thuyết này được tơ đậm ở nhiều tật xấu. Đó là tính “trăng hoa” nổi tiếng, thú ăn chơi xa xỉ trong các sòng bạc, trường đá gà, đua ngựa…, cổ vũ thói hoang phí, cá độ, cờ bạc của đám vương tơn, cơng tử trẻ tuổi… Tính trăng hoa của ơng khơng chỉ khiến hai vua đã phải ngao ngán lắc đầu mà còn nổi tiếng khắp kinh thành đến tận Vân Đồn: “Cái thú của Nhân Huệ vương là các thiếu nữ trắng trong kiểu “hoa đồng nội”, m nữ còn trinh trắng” 250; 111], Cái “gu” của Khánh Dư là con gái nhà lành chân chất, nết na. Nên nếu dụ dỗ, mua chuộc khơng được thì ơng dùng quyền uy, tiền bạc, vũ lực để khuất phục. Việc làm này của ông khơng những bị dân tình kêu ca mà cả khách bn phương Bắc cũng không chịu được. Nếu trong

Sương mù tháng giêng của ng Triều, mối tình Trần Khánh Dư - Thiên Thụy

là biểu hiện của khát khao ái ân, khát khao u thương, khát khao được sống là chính mình, thì mối tình này trong con mắt của Bùi Việt S lại chỉ toát ra chất bản năng trần tục. Đây là cảnh ân ái của hai người: “Được lời như cởi tấm lịng, đơi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phịng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hơn hít. Khánh Dư bóc váy công chúa Thiên Thụy. Và ngược lại những ngón tay của cơng chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư. Hai cơ thể được bóc trần” 250; 37]. Với cách miêu tả bản năng này, Chim ưng và chàng đan sọt đã gặp phải sự phản

đối gay gắt của nhiều bạn đọc. Hàng loạt các bài báo đã lên tiếng với những cái tít như: “Ồn ào xung quanh tiểu thuyết lịch sử có cảnh sex khác người”, “Chim ưng và chàng đan sọt có nhiều chi tiết sex thô tục”, “Chim ưng và chàng đan sọt: đạp đổ thần tượng hay tự ngã dập mặt”…

Cũng có thể ở đây, các nhà văn muốn chống lại thói quen, lối nghĩ sáo mịn về nhân vật lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật. Nhưng với các TTLS, điều này là không dễ. Sự nỗ lực làm mới, làm khác trong việc xử lí chất liệu lịch sử là điều đáng ghi nhận, song đôi khi “sự tùy tiện”, “phóng tay quá đà” đã khiến nhiều nhân vật lịch sử ít nhiều bị méo mó, tính chân thực, giá trị nhân văn bị suy giảm, mà đó là điều khó được bạn đọc chấp nhận.

3.4. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hướng mượn lịch sử đểđào sâu, khám phá con người cá nhân, đời tư đào sâu, khám phá con người cá nhân, đời tư

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 109 - 112)