Bên cạnh vẻ đẹp của trí tuệ, tài năng, NVAH trong TTLS cịn được tô đậm bởi vẻ đẹp của bản lĩnh kiên cường, sự mạnh mẽ trong cá tính, sự chủ động, quyết đốn trong suy nghĩ và hành động. Đó là các nhân vật Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…
Than để bàn kế sách đánh giặc, triều đình chỉ cho mời những vương hầu đủ 18 tuổi, Hồi Văn bất bình: “Như vậy ta khơng phục. Tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng chúng ta cũng biết phân biệt trắng đen, biết ứng thuận chống nghịch, biết ai là bạn, ai là thù”; “Không được. Là nam tử ở đời, bất luận tuổi tác ai cũng có trách nhiệm tham gia cơng việc phò vua giúp nước. Ta cứ đến, đến đấy tranh đấu cho ra lẽ” [258; 34]. Thế là Hoài Văn và Hoài Nhân vận lễ phục đi đến thuyền rồng, dù bị cấm vệ ngăn cản nhưng Quốc Toản vẫn một mực địi vào, khi vào gặp được nhà vua, Quốc Toản nói: “Khởi bẩm bệ hạ, thần và Hoài Nhân Vương đến đây chỉ cốt bày tỏ thái độ sẵn sàng tham gia đánh giặc giữ nước, chứ khơng có ý gì khác”. Dù được nhà vua khen ngợi về lòng nhiệt huyết: “Ta khen ngợi nhiệt huyết của mấy đệ nhưng cho các em tham dự thì nếu cả trăm vương hầu trạc tuổi hai người cũng đòi phá lệ để được vào, bấy giờ chỗ đâu mà chứa. Hãy nghe lời huynh các đệ về đi” 258; 35 . Được vua ban cho quả cam q nhưng Hồi Văn lịng vẫn uất nghẹn, bi phẫn ngập tràn “bàn tay Toản bóp nát quả cam của vua ban mà không hề hay biết”. Về nhà Quốc Toản nói với mẹ: “Hồng thượng và triều đình họp bàn việc nước ở Bình Than… nhưng vì cịn nhỏ nên Quan gia khơng cho dự. Lịng con uất ức lắm nhưng khơng biết làm sao có thể góp cơng sức đánh đuổi ngoại xâm, báo đền ân nghĩa của hoàng triều”, sau khi được Hưng Đạo Vương chỉ dạy “chúng con đã ngộ ra chân lý nên nhất quyết sẽ dựng tụ nghĩa, tuyển mộ dân binh, rèn mác luyện võ, sẵn sàng đánh giặc khi chúng kéo sang” 258; 40]. Sau một thời gian, với quyết tâm, nỗ lực của bản thân và sự góp sức của dân làng, đội quân của Trần Quốc Toản đã có tổng cộng gần chín trăm người, thuyền, ngựa, vũ khí, trang phục… cũng đã tạm ổn, đặc biệt lá cờ thêu sáu chũ vàng “Phá cường địch - báo hoàng ân” như lời thề quyết tử của đoàn quân tuổi trẻ. Dù cịn nhỏ tuổi, chưa có kinh nghiệm chinh chiến nơi sa trường, nhưng đội quân tuổi trẻ của Quốc Toản đã lập được nhiều chiến công, trở thành nổi khiếp đảm của quân địch, có những trận họ trở thành đội quân tiên phong. Trong trận đánh trên sông Như Nguyệt, vị tướng trẻ đã dẫn kị binh xông lên đánh bật quân Nguyên về bên kia chiến tuyến, dũng cảm “vung trường kiếm đi đầu đoàn kị mã vọt qua lũy đất lao vào đội hình của giặc, gươm đao lướt theo vó ngựa ra sức chặt chém bọn bộ binh Mơng Thát” 260; 125]; “Vó ngựa của Trần Quốc Toản tung hoành ngang dọc, lưỡi kiếm trong tay của vị tướng trẻ chém xả vô số giặc thù, cho đến lúc sức cùng lực kiệt, chàng bị bọn kỵ binh Mông Thát vây chặt và hứng chịu hàng chục mũi gươm giáo. Không
rời yên ngựa, người anh hùng trẻ tuổi bước vào cõi bất tử mà bàn tay vẫn nắm chặt dây cương” 260; 130].
Bản lĩnh của người anh hùng còn được thể hiện ở ý chí, nghị lực phi thường, dám vượt qua bi kịch cá nhân, bi kịch gia đình để hồn thành những hồi bão lớn. Trong Sơng Cơn mùa lũ, lúc phải kháng lệnh vua anh, phải lạnh lùng viết hịch tấn cơng Quy Nhơn, trong lịng Nguyễn Huệ rối bời, xót xa và day dứt: “Chưa bao giờ Nguyễn Huệ cảm thấy cô đơn như vậy… Dù tự tin bao nhiêu đi nữa, ở vào giờ phút quyết định này tay ông vẫn run rẩy” 210; 114-115 . Với hành động này, có thể ơng sẽ mất đi tình máu mủ, nhưng vì tương lai đất nước, Nguyễn Huệ buộc lịng phải làm điều mình khơng muốn. Hay trong Búp sen
xanh, Sơn Tùng đã xây dựng hình tượng Nguyễn Sinh Cơn nhỏ tuổi nhưng biết
vượt lên nỗi đau gia cảnh để hướng đến nỗi đau của dân tộc. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân điêu đứng lầm than dưới ách cai trị hà khắc của thực dân Pháp, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ rất nhiều về những gì mình được “mắt thấy tai nghe”, để rồi đau thương biến thành hành động: “Con khơng lỗi đạo thầy trị. Vừa qua, con hành động đúng. Con đã có năm ba chữ, biết suy nghĩ, con sang tuổi mười tám rồi, con không thể thờ ơ trước việc đồng bào mình bị chà đạp, phải đứng dậy địi được quyền sống” 271; 212].
Tóm lại, nhiều NVAH như Ngơ Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… trong các TTLS đã được xây dựng trên cái nhìn khá trung thành với chính sử, với tâm thức cộng đồng, trước hết là tài năng xuất chúng, những chiến cơng to lớn, đóng góp vào sự nghiệp cứu nước, an dân. Bối cảnh lịch sử, các sự kiện lớn, vẻ đẹp, phẩm chất, đóng góp của các anh hùng ln được đề cao, trân trọng. Đây chính là cơ sở để các nhà văn mở rộng trường nhìn, phát huy tưởng tượng, biến những anh hùng khơ khan trong các trang sử thành những hình tượng sinh động, hấp dẫn trong tiểu thuyết.
3.3. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hướng bổ khuyết, đốithoại với chính sử thoại với chính sử