.Tô đậm phương diện bi kịch của nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 116)

NVAH còn được nhiều nhà văn miêu tả ở phương diện bi kịch. Họ không phải lúc nào cũng mang ánh hào quang của những chiến công lẫy lừng cùng những tiếng hò reo của quần chúng. Nhiều người trong họ đã rơi vào những éo le, đau xót: Số phận nguy hiểm, bấp bênh của con người thời loạn, sự đố kỵ, ghen ghét của người đời, sự đơn độc trong hành trình thực hiện khát vọng… Trong nhiều trang TTLS, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Thủ Độ, Nguyễn Huệ... đều là những anh hùng cơ đơn. Trần Thủ Độ phải hy sinh tình u cá nhân vì dịng họ, vì đất nước; Nguyễn Trãi muốn thực thi lý tưởng nhưng bị dèm pha, bơi nhọ; Lê Lợi đau khổ vì khơng được sống là chính mình, ln phải “đeo mặt nạ” của vị tướng lĩnh, người đứng đầu; Nguyễn Huệ chống lại Nguyễn Nhạc để hoàn thành đại nghiệp…

Trước hết là bi kịch trên ch nh trường. Trong Hội thề, Nguyễn Quang Thân đã xây dựng Nguyễn Trãi trong tư cách một nhà quân sư tài ba, suốt cuộc đời tranh đấu cho tư tưởng nhân nghĩa, thân dân, nhưng luôn đơn độc giữa một triều đình “đậm chất quân sự”, chỉ coi trọng giáo gươm. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thứ nhân nghĩa vượt trước thời đại. Nhân nghĩa trước hết và trên hết là vì dân, đánh giặc cũng là để cho dân được hưởng thái bình, no ấm, điều mà đa số quan lại lúc bấy giờ khó lịng chấp nhận. Ngay cả với kẻ thù cũng phải lấy nhân nghĩa để đối xử: “giặc đã cầu hồ bậc đại nhân, đại trí khơng ai muốn máu đổ nữa làm chi”

[265; 281 . Ông ra sức khuyên Lê Lợi dùng binh pháp “tâm công”: “lấy máu để rửa máu thì bao nhiêu cho đủ”; “rửa thù hơm nay tức là đang gieo mầm cho hận thù ngày mai” 265; 283]. Ông kiên định theo đuổi chiến lược hồ hiếu, khơng phải là mẹo đánh giặc mà đó là đạo của nghĩa qn: “muốn anh hàng xóm cơn đồ khơng sang đánh ta, phá nhà ta, giết lợn gà của ta thì chỉ có một cách là đi lại với y, coi y như hàng xóm 265; 274 . Để kiên định với mục đích đó, ơng đã phải trải qua những tổn thất, những tị hiềm, cả những nhục nhã, những nỗi đau khơng thể chia sẻ để có được sự đồng thuận của nhà vua. Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh cũng là một con người bi kịch. Trong hành trình canh tân đất nước, Hồ Q Ly khơng được sự ủng hộ của quý tộc lẫn dân chúng dù những cải cách của ông vượt tầm thời đại. Dù Nguyễn Trãi và Hồ Quý Ly được xây dựng trong bối cảnh khác nhau, con đường thực hiện lý tưởng khác nhau, nhưng điểm chung ở họ là những con người cô đơn, bi kịch, phải nhận cái kết cục bi thảm giữa cơn biến động của lịch sử. Nguyễn Huệ cũng là một nhân vật cô đơn trong khát vọng. Trong Sông Côn mùa lũ, khi buộc phải chĩa súng vào Quy Nhơn, khuấy động bàn thờ tổ tiên, làm nứt rạn tình huynh đệ, Nguyễn Huệ mang nỗi đau khủng khiếp, nhiều đêm mất ngủ bởi loạt câu hỏi do tự mình đặt ra nhưng khơng dễ tìm được lời giải đáp thỏa đáng: “Ta dừng lại chăng? Ta bằng lòng đứng bên này Lũy Thầy nhìn ra phía Bắc như một kẻ ngồi cuộc, để mặc cho Nguyễn Hữu Chỉnh, họ Lê, họ Trịnh, quận Thạc, quận Liễn cùng lũ quan thị xâu xé nhau giữa một đất nước tan hoang?” [210; 39].

Nhiều khi, người anh hùng lại là nạn nhân của sứ mệnh lịch sử. Trong Hội thề, Nguyễn Quang Thân miêu tả khá kĩ lưỡng thế giới nội tâm của nhân vật Lê

Lợi, qua những đối thoại với tướng sĩ, đặc biệt là những đoạn độc thoại nội tâm. Lê Lợi tự thừa nhận: “mình cũng có nhiều dục vọng bản năng của một con người nơi sơn dã và rất sung sướng khi những dục vọng ấy được thỏa mãn... Trong thâm tâm ơng biết mình cũng chỉ là một con người như ai, khi cao cả, khi thấp hèn, một con người từng quen được sống “tự nhiên nhi nhiên” như Đức Thánh Khổng từng dạy” 265; 124 . Và khi trở thành Bình Định Vương, Lê Lợi phải miễn cưỡng tạo ra cốt cách, phong thái của một bậc qn vương: “Cịn bây giờ, khi đã là Bình Định Vương, ơng muốn “tự nhiên nhi nhiên” cũng khơng được nữa. Ơng buộc lòng phải cao cả, phải anh hùng mà thơi” 265; 124]. Cũng vì đại nghiệp, hai lần Lê Lợi phải hy sinh người phụ nữ thân u trong cuộc đời mình (Hồng hậu Ngọc

Trần). Thậm chí, ơng cịn ghen với hạnh phúc của Nguyễn Trãi, ông thèm và khao khát cái cảm giác có một gia đình: “Bình Định Vương liếc xéo bà, ơng ngửi thấy mùi rơm mới nơn nao, lịng ơng nhói lên một chút ghen tức” 265; 11 . Đọc Hội thề ta nhận ra rằng, sứ mệnh đế vương của Lê Lợi bị lịch sử lựa chọn trước khi do

chính ơng lựa chọn.

Bi kịch trong đời sống (bi kịch gia đình, tình yêu) cũng là một mảng được

các nhà văn chú trọng khai thác. Trong Sông Cơn mùa lũ, bi kịch gia đình của Nguyễn Huệ bắt đầu khi ông lập được chiến công vang dội. Năm 1785, sau khi Nguyễn Huệ chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm Xoài Mút trở về, Nguyễn Nhạc cho gỡ bỏ cổng chào. Nguyễn Huệ thắc mắc thì Nguyễn Nhạc giải thích "Ấy, chính vì chiến thắng oanh liệt ở phương Nam mà ta phải dè dặt, đừng làm điều gì khiến phương Bắc phải lo ngại. Dĩ nhiên khơng trước thì sau, thế nào ta cũng đòi lại dải đất từ Lũy Thầy trở vào. Đất đai Đàng Trong thì phải trả lại cho chúa Đàng Trong" [209; 432]. Vở tuồng Chàng Lía lại thêm một cái cớ nữa để tình anh em thêm rạn nứt. Đỉnh cao quyền lực khiến Nhạc luôn dè chừng em, coi em là con ngựa bất kham cần phải canh giữ cẩn thận. Nhưng chính điều này càng khiến Nguyễn Huệ xa anh hơn. Sau khi tiến đánh Thuận Hóa, nghe lời Nguyễn Hữu Chỉnh (và cũng chính là mong muốn của mình), Nguyễn Huệ đã kéo quân ra Bắc để “phù Lê diệt Trịnh”, thống nhất sơn hà. Cũng từ đó, giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã hình thành một mâu thuẫn lớn khơng thể hàn gắn, đẩy hai anh em đến cảnh “nồi da nấu thịt”.

Ở Búp sen xanh, Sơn Tùng cũng xoáy sâu vào những bi kịch tuổi thơ trong gia đình của Nguyễn Sinh Cơn. Trong những bi kịch nối tiếp nhau, cậu bé Côn hiện ra như một con người bé nhỏ, bất lực. Lên ba tuổi, ông ngoại qua đời. Rồi mẹ mất, sự bơ vơ của đứa trẻ đạt đến đỉnh điểm: “Chiếc quan tài đặt vào lịng con đị. Cơn gục đầu xuống nắp áo quan mẹ…”. Và đêm về là những tiếng ru tê tái: “À... ơi... Bồng bồng bế bế bồng bồng.../ Cò con theo mẹ sang sơng đắm đị.../ À... ơi đắm đò ướt hết thân cò.../ Cò con cò mẹ lị dị sang sơng/ Bồng... bồng... bế... ớ... bồng... ơ... bồng” [271; 110-111 . Điệu hồn ca dao được sửa lời để thể hiện tâm trạng của người con mất mẹ, của người anh với đứa em mồ côi khi vừa mới lọt lòng. Tác giả đã khéo léo đan vào lời trần thuật những lời hát ru quen thuộc của bao bà mẹ: “con cò mà đi ăn đêm”…; “cái cị lặn lội bờ sơng”… Cũng trong tiếng ru ấy, người anh đã dự cảm được sự sống vơ cùng mong manh của đứa em mình

đang bế trên tay. Dịng sự kiện tiếp tục tn chảy với những cung bậc cao hơn. Cha Côn trở về, bé Xin qua đời. Ba cha con lại trở về quê Nghệ. Nỗi buồn đau mất người thân dằn vặt nhức nhối tâm can Côn suốt quãng đường về xen lẫn ký ức của những kỷ niệm về kinh thành Huế.

Trong các bi kịch của người anh hùng, bi kịch ái tình ít được đề cập trong tiểu thuyết các giai đoạn trước. TTLS sau 1975 đã rất chú trọng khai thác phương diện này. Chính sử khơng viết nhiều về chuyện tình ái của người anh hùng, nhưng đây lại là “miền đất hứa” của tiểu thuyết.

Ở Hội thề, Nguyễn Quang Thân đặt Lê Lợi trong bi kịch tình u với hồng hậu Ngọc Trần. Thật khó khăn và đau xót biết bao khi nhìn người vợ đầu gối tay ấp, người mẹ của đứa con mình trầm mình dưới dịng sơng để đổi lấy một lời hứa cho ngôi vua sau này trong thời cuộc lắm đổi thay và để khích động qn sĩ: “Mặt Bình Định Vương mềm ra. Ơng muốn khóc mà khơng thể khóc” 265; 219]. Trong Sơng Cơn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác cũng đã có cách xử lí riêng khi miêu tả bi kịch tình u của hồng đế Quang Trung - một tình u đẹp nhưng vơ vọng, để rồi hình bóng An, người u thời trai trẻ cứ hiện về chập chờn trong thân xác Ngọc Hân. Trong Gió lửa, Nam Dao miêu tả cuộc đời Nguyễn Huệ gắn liền với ba người phụ nữ, đó là An, Hồng hậu Phạm Thị và cơng chúa Ngọc Hân. Người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời người anh hùng áo vải là An. Người phụ nữ đó được Nguyễn Huệ dành cho một tình yêu âm thầm nhưng sâu đậm. Tuy nhiên, đó cũng chính là người đã đem lại cho Nguyễn Huệ những khổ đau, dằn vặt đến phút cuối cuộc đời. Bởi lẽ, An không lấy Huệ, cũng khơng u Huệ. Nàng cưới Lợi, một người bình thường nhưng mang lại cho nàng cảm giác hạnh phúc và một gia đình đúng nghĩa. Huệ đã ốm liệt giường vì quá đau khổ và càng đau đớn hơn khi người mình u bộc bạch: "vì Huệ khơng biết thế nào là hạnh phúc. Thứ hạnh phúc bình thường..." 199; 372 . Bởi theo An hạnh phúc là: "sống một cuộc đời bình thường. Bình thường ở chỗ sáng cũng cười, tối cũng cười... Hạnh phúc bình thường là bụng no, cịn đầu thì vui… khơng quyền uy, quan tước, danh vọng, phú q" [199; 373 . Nhưng hỡi ơi, những điều giản dị này lại quá sức với một bậc đế vương . Người phụ nữ thứ hai trong cuộc đời Nguyễn Huệ là Phạm Thị. Hôn nhân giữa Phạm Thị và ông không phải xuất phát từ tình u, nên dù đã có với nhau hai mặt con thì sự gắn bó này cũng khơng có gì sâu sắc. Chính Phạm Thị là người rắp tâm đầu độc Nguyễn Huệ. Công chúa Ngọc Hân, con gái yêu của vua

Lê, là người phụ nữ thứ ba có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Nguyễn Huệ. Nàng đến với Nguyễn Huệ vì những mưu cầu chính trị của các “đấng bề trên” chứ khơng phải là một mối lương dun, nhưng tình u của nàng với người anh hùng lại là điều có thật.

Như vậy, nhờ quan tâm, tô đậm con người cá nhân, đời tư của NVAH, các nhà tiểu thuyết đã chuyển mối quan tâm từ phản ánh sự kiện, con người của lịch sử sang khám phá con người số phận trong dòng chảy lịch sử. Người anh hùng vì thế, trở nên đa diện trong tính cách, thật hơn, gần gũi hơn trong phẩm chất người. Đây cũng là biểu hiện của cái nhìn hiện thực, đậm tính nhân bản về người anh hùng.

Tiểu kết chương 3

TTLS Việt Nam sau 1975 nhìn chung đã xây dựng thành cơng một thế giới NVAH phong phú, đa dạng, vừa có nhiều mặt đồng hướng với chính sử, với tâm thức cộng đồng, vừa có nhiều sáng tạo, cách tân, góp phần làm phong phú hơn nhận thức của người đọc về người anh hùng. Việc nhận diện loại hình nhân vật anh hùng là cần thiết, điều này sẽ làm r hơn quan niệm, cảm hứng, bút pháp thể hiện đa dạng của các nhà văn. Có nhiều cách phân loại thế giới NVAH trong tiểu thuyết. Dựa trên lý thuyết diễn ngôn, xem TTLS trước hết như các diễn ngôn về lịch sử của nhà văn, chúng tôi đi sâu khảo sát 3 kiểu loại nhân vật nổi bật: 1. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng đồng hướng với chính sử; 2. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng bổ khuyết, đối thoại với chính sử; 3. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng mượn lịch sử để đào sâu, khám phá con người cá nhân, đời tư. Tất nhiên, ba xu hướng này không phải lúc nào cũng r ràng mà có sự kết hợp, đan xen sinh động trong thế giới NVAH của các nhà văn. Ba xu hướng sáng tạo này thể hiện sự đa dạng, phong phú của thế giới NVAH, đồng thời cũng là biểu hiện sự phân hóa sinh động của TTLS Việt Nam sau 1975.

Tuy nhiên, khơng phải hình tượng NVAH nào cũng được xây dựng thành công, được dư luận ghi nhận. Vẫn cịn những cách nhìn xơ cứng về người anh hùng, vẫn cịn những NVAH khơng có sáng tạo gì mới so với chính sử. Đặc biệt đây đó có hiện tượng mượn lịch sử, mượn NVAH để thể hiện những ý đồ cá nhân, những định kiến khác biệt với tâm thức cộng đồng và trái ngược với tâm lý thành kính đối với các anh hùng dân tộc.

Chương 4

PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975

4.1. Đặt nhân vật anh hùng vào những tình huống gay cấn, căng thẳng

4.1.1.Tình huống đất nước gian nguy, thù trong giặc ngồi

Tình huống (situation) hay cịn được gọi là tình thế thường được hiểu là những thời điểm, những khoảng khắc thời gian nhất định mà ở đó cuộc sống thể hiện những gì đậm đặc nhất, điển hình nhất, giúp cho tính cách nhân vật bộc lộ. Tình huống thường được nảy sinh từ mâu thuẫn, xung đột (con người - hồn cảnh, xung đột tâm lý, nội tâm…). Tình huống là phạm trù đặc biệt quan trọng tạo nên tính hấp dẫn của truyện ngắn, nhưng với tiểu thuyết, chúng cũng đóng vai trị khơng nhỏ, nhất là với các TTLS. Thực ra, trong chính sử, các sử gia cũng rất biết chọn các thời điểm, các sự kiện đặc biệt, quan trọng, đây là cơ sở để các nhà văn tạo dựng tình huống. Để xây dựng NVAH, các cây bút TTLS đã quan tâm xây dựng nhiều tình huống độc đáo, ấn tượng, gay cấn: tình huống đất nước gian nguy, thù trong giặc ngồi, tình huống cận kề cái chết, tình huống lựa chọn nghiệt ngã…

Tình huống đất nước gian nguy, thù trong giặc ngồi là cách thức thể hiện

r vai trị, bản lĩnh của người anh hùng trong những khoảng khắc gian nan của lịch sử. Trong Ngô Vương - Phùng Văn Khai đặt nhân vật Ngô Quyền vào bối cảnh đất nước lâm nguy, bên trong có kẻ loạn thần bán nước, bên ngồi thì kẻ thù Nam Hán lăm le bờ c i: “Nay việc nước gặp phải phản thần Kiều Công Tiễn làm trái đạo trời, tự tiện giết chúa rước giặc ngoại xâm vào bờ c i… Phản thần tuy đã tự vẫn, song mầm hoạ nó gây ra đang như dầu sơi lửa bỏng ập xuống đầu binh tướng cùng muôn dân An Nam ta. Hán đế Lưu Cung đã mấy lần phái binh xuống hòng chiếm cứ An Nam, đặt nước ta thành quận huyện của Hán triều” 227; 282]. Trước tình hình nguy nan, Ngô Quyền được sự suy tôn của các tướng và sự chỉ bảo của các bậc trưởng lão: “Nay Giao vương Lưu Hoàng Tháo đem mười vạn binh thuyền, tiếng là giúp phản thần Kiều Công Tiễn tại vị song bên trong là muốn nuốt trọn An Nam mà thôi. Nhớ ngày trước, ta cùng các tướng đã hai phen huyết chiến với bọn Lý Khắc Chính, Lý Tiến, Trần Bảo, tốn bao máu xương mới đuổi được chúng về phương Bắc. Nay chỉ vì mưu riêng, vì lịng tham làm mờ mắt mà họ Kiều lại

rước hoạ xuống phương Nam… Nay ta được các tướng suy tôn cầm binh đánh giặc, lại được các bậc lão trượng trong ngoài Đại La thành chỉ cho điều hay lẽ phải ở đời, muốn nhân đây hỏi kế đánh giữ, tiến lui trước giặc mạnh” 227; 282]. Ngơ Quyền nói với các tướng của mình: “Ngày trước, Tào Tháo từng đem trăm vạn hùng binh xuống Đông Ngô cậy vào thuyền lớn trùng trùng mà khinh suất cơ trời đến nỗi suýt nữa mạng vong. Nay giặc vào núi sông ta, ta tất sẽ nhờ vào linh khí của núi sơng bờ c i mà phá chúng. Nơi cửa biển Bạch Đằng sẽ là mồ chôn binh tướng Giao Vương” 227; 290 . Qua ngòi bút Phùng Văn Khai, vượt lên trên tất cả

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975. (Trang 116)