5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.1.4. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
Về ưu điểm, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội phát triển khơng những góp phần tháo
gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp xã hội trong tổ chức, hoạt động mà còn thể hiện sự ghi nhận của Đảng và nhà nước ta về vai trò của DNXH trong nền kinh tế và xã hội.
Về hạn chế, những quy định thể hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành riêng cho DNXH còn quá sơ
sài, chưa cụ thể và thiếu tính đồng bộ.
Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Phần Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, đặc biệt là Hàn Quốc để xây dựng các quy định thể hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội phát triển.
2.1.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế, bất cập trong các quy định về quản trị Doanh nghiệp xã hội Về ưu điểm, các quy định về quản trị Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay vừa góp phần
định hướng cho Doanh nghiệp xã hội xây dựng và hoàn thiện cơ cấu, tổ chức quản lý của Doanh nghiệp mình, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên, cổ đơng trong công ty cũng như hiệu quả tổ chức, hoạt động của Doanh nghiệp xã hội trong thực tiễn. Bên cạnh đó, những quy định về quản trị Doanh nghiệp xã hội còn là căn cứ pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở thực hiện chức năng quản lý của mình đối với Doanh nghiệp xã hội.
Về hạn chế, hạn chế lớn nhất của các quy định về quản trị Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật về
Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay là thiếu tính tồn diện và chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị Doanh nghiệp xã hội. Bởi lẽ, theo pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay thì quản trị Doanh nghiệp xã hội được xây dựng giống như quản trị Doanh nghiệp thương mại.
Tóm lại, các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam hiện nay đã góp phần tạo lập được khn khổ pháp lý để Doanh nghiệp xã hội
có cơ sở ra đời và phát triển. Tuy nhiên, về cơ bản, những quy định này vẫn đang tồn tại những hạn chế, bất cập như đã phân tích ở trên. Bất cập, hạn chế lớn nhất của các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay đó là thiếu tính cụ thể, đồng bộ và dường như đang xuất phát từ lợi ích của Nhà nước nhiều hơn là xuất phát từ lợi ích của Doanh nghiệp xã hội.
2.1.4. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong các quy định về địa vị pháp lý củaDoanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.1.4.1.Nguyên nhân khách quan
Một là, cơ sở thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật về Doanh nghiệp xã hội nói chung và
địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam nói riêng được thể hiện rất mờ nhạt trước khi Doanh nghiệp xã hội được chính thức cơng nhận về mặt pháp lý
Hai là, địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam không những chịu sự điều chỉnh bởi
pháp luật về Doanh nghiệp xã hội, mà cịn chịu sự ràng buộc, điều chỉnh bởi mơi trường pháp lý hiện tại như pháp luật về thuế, pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai… Thực tế cho thấy, bản thân những ngành luật này không những đang tồn tại những bất cập, hạn chế nhất định mà cịn có nhiều quy định chưa phù hợp với pháp luật về Doanh nghiệp xã hội.
2.1.4.2.Nguyên nhân chủ quan
Một là, công tác nghiên cứu, khảo sát và tuyên truyền, giới thiệu về Doanh nghiệp xã hội chưa
được chú trọng đúng mực trước khi pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ra đời ở Việt Nam.
Hai là, nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan lập pháp có nhiều mặt chưa
đầy đủ và tồn diện, nhất là về vị trí, chức năng, vai trò của Doanh nghiệp xã hội.
Ba là, mặc dù trong quá trình tổ chức và hoạt động, Doanh nghiệp xã hội gặp rất nhiều khó khăn,
đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc đến từ hành lang pháp lý. Tuy nhiên, rất ít Doanh nghiệp xã hội chủ động kiến nghị, tham mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những bất cập, hạn chế của pháp luật về Doanh nghiệp xã hội hoặc những giải pháp hoàn thiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội nói chung và giải pháp tăng cường địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội nói riêng.