2. Theo nghiên cứu sinh, địa vị pháp lý của DNXH là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của DN trong quá trình tổ chức và hoạt động của DN, qua đó phân biệt được DNXH với các
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế trong tổ chức, hoạt động và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong
thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong thời gian vừa qua
2.2.4.1. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong tổ chức, hoạt động của Doanh nghiệp xã hội
Một là, phần lớn DNXH ở Việt Nam hiện nay trong giai đoạn khởi nghiệp nên gặp nhiều
khó khăn trong tổ chức và hoạt động như thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính; yếu về năng lực quản lý điều hành và sự thiếu hụt những dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNXH; công tác truyền thông, phát triển thương hiệu và kết nối các DNXH chưa mạnh mẽ; nhận thức của cộng đồng xã hội về loại hình DN này cịn hạn chế; thiếu kênh thông tin để truyền dẫn, giới thiệu các DNXH với những nhà đầu tư xã hội. Bên cạnh đó, DNXH cịn gặp nhiều thách thức trong việc thực hiện đổi mới sáng tạo do phải hoạt động trong điều kiện thiếu nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực khơng ổn định vì phụ thuộc vào đội
ngũ tình nguyện viên hoặc các kênh tuyển dụng phi truyền thống [95]. Những khó khăn đó khiến cho năng lực cạnh tranh của DNXH trên thị trường bị giảm sút so với DNTM và đó cũng chính là ngun nhân dẫn đến tính kém hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của DNXH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Hai là, pháp luật hiện hành về DNXH đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự
tạo lập được hành lang pháp lý vững chắc để thúc đẩy DNXH ra đời và phát triển, đặc biệt là những quy định thể hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi cụ thể dành riêng cho DNXH trong tổ chức và hoạt động. Ngay sau khi đi vào tổ chức và hoạt động, DNXH đã phải chịu sức ép về vốn lớn hơn nhiều so với DNTM. Bởi lẽ, khi có lợi nhuận, DNXH khơng được chia hết lợi nhuận (cổ tức) đó
cho các thành viên, cổ đơng, chủ sở hữu công ty cơng ty, chủ DN, mà phải trích ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của DNXH để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, mơi trường như đã đăng ký. Bên cạnh đó, trong khi DNTM vì mục tiêu lợi nhuận nên thường có xu hướng tuyển dụng những lao động có kinh nghiệm, trình độ, tay nghề, kỹ năng cao, nhưng DNXH với mục tiêu tối cao là giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng, nên vẫn chấp nhận tuyển dụng những lao động bị hạn chế về sức khỏe, trình độ, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm hoặc những đối tượng dễ gặp phải sự kỳ thị của cộng đồng như người tàn tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người hãn mạn tù, người bị HIV…, vì vậy, năng suất lao động phần nào bị hạn chế. Không những vậy, các hoạt động đầu tư, hỗ trợ DNXH ra đời và phát triển vẫn chưa thực sự sôi động tại Việt Nam. Tính đến nay chỉ có 1 Quỹ đầu tư tác động là Lotus Impact, thuộc Vina Capital là quỹ duy nhất dành riêng cho thị trường Việt Nam, hiện tại quỹ này mới chỉ đầu tư vào KoTo. Nhiều nền tảng gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) được phát triển như ig9.vn, comicola.com, firstep.vn, fundingVN.com, Fundstart.vn. Tuy nhiên, các giao dịch này vẫn ở mức độ rất khiêm tốn vì thiếu niềm tin của cộng đồng; thiếu hành lang pháp lý đảm bảo quyền lợi cho người góp vốn; thiếu các ý tưởng khởi nghiệp hấp dẫn và hình thức gọi vốn chưa đa dạng chủ yếu là ủng hộ từ thiện hoặc nhận quà tri ân, chưa có dạng góp vốn hoặc cho vay.
Ba là, DNXH ở Việt Nam hiện nay đang thiếu cơ quan chuyên trách trợ giúp phát triển.
Thực tế cho thấy, các DNXH ở Việt Nam hiện nay được hình thành từ sự tâm huyết và sự tự nguyện của các doanh nhân xã hội là chủ yếu. Vì vậy, hoạt động ở đâu, trong lĩnh vực gì, hoạt động như thế nào là do DNXH hoàn toàn tự quyết định dựa theo nhu cầu và khả năng thực tế của mình chứ khơng theo một kế hoạch, chiến
lược hay sự định hướng cụ thể nào từ phía Nhà nước. Chị Tẩn Thị Su, người dân tộc Mông hiện đang là giám đốc DNXH Du lịch Sapa O’Chau đã phát biểu rằng: “Dù được thôi thúc thành lập DNXH về du lịch nhưng tơi thấy cơ đơn, lẻ loi vì khơng biết ban, ngành nào của chính quyền sẽ giúp mình làm các thủ tục. Cơ chế chính sách đã có nhưng chưa được hướng dẫn để triển khai cụ thể xuống địa phương. Rất cần có một ban tư vấn cấp huyện hoặc cấp tỉnh dành cho các DNXH để được hỗ trợ, giải đáp khi gặp khó khăn” [59]. Nếu có sự định hướng, giúp đỡ từ cơ quan chuyên trách trợ giúp phát triển, thì DNXH sẽ giảm thiểu được nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động và sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn. Qua phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số DNXH ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy, đa số DNXH được phỏng vấn đều mong muốn được Nhà hỗ trợ về vốn hoặc cung cấp thông tin liên quan đến thành lập DN [Phụ lục Luận án, tr.5]. Nếu Việt Nam thành lập cơ quan chuyên trách hỗ trợ, định hướng DNXH phát triển thì nghiên cứu sinh tin rằng, những mong muốn chính đáng này của DNXH sẽ sớm được giải quyết thỏa đáng.
Bốn là, nhận thức của cộng đồng xã hội về DNXH ở Việt Nam cịn hạn chế. Tính đến
ngày 01/5/2021, chỉ có 159 DNXH, văn phịng đại diện, chi nhánh của DNXH ở Việt Nam đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh [46]. Điều đó chứng tỏ mơ hình DNXH chưa thực sự tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhận thức của cộng đồng về DNXH cịn hạn chế, thậm chí cịn có tâm lý hồi nghi về mục tiêu xã hội của DNXH vì họ đã quá quen với nếp nghĩ cho rằng mục tiêu tối cao của DN phải là lợi nhuận. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là
do công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về DNXH và pháp luật về DNXH ở nước ta còn rất hạn chế. Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, rất nhiều cuộc Hội thảo trao đổi về DNXH và pháp luật về DNXH đã được tổ chức ở Việt Nam dưới các góc độ và quy mơ khác nhau. Tuy nhiên, thành phần tham gia các cuộc Hội thảo đó chủ yếu vẫn là các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, do vậy, cộng đồng xã hội Việt Nam hiện nay vẫn đang thiếu những thông tin về DNXH. Việc thiếu đi sự tin tưởng, ủng hộ từ cộng đồng vơ hình chung đã tạo ra những khó khăn nhất định cho DNXH trong q trình tổ chức và hoạt động.
DNXH là DN có thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường để tạo ra giá trị kinh tế nhưng trên một nền tảng đạo đức có tính nhân văn cao cả. Thơng qua việc thực hiện chức năng xã hội, các DNXH đã góp phần “tạo ra giá trị xã hội và đóng góp
cho các mục tiêu chính sách cơng” [91 tr.71]. Tuy nhiên, những khó khăn kể trên vơ hình chung đã tạo ra rào cản kìm hãm sự ra đời và phát triển của DNXH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
2.2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội
Một là, các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện đang tồn tại những hạn
chế, bất cập nhất định. Có thể nhận định rằng, những quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay khơng chỉ có vai trị quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý để DNXH có cơ sở ra đời, phát triển, mà cịn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về DNXH. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, các quy định về địa vị pháp lý của DNXH cũng đang tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định do thiếu tính cụ thể và chưa đồng bộ với một số văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật về DN, điển hình là các quy định thể hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH phát triển và các quy định điều chỉnh tính đặc thù của DNXH trong tổ chức và hoạt động. Có thể nói, DNXH hoạt động theo cơ chế thị trường với triết lý kinh doanh gắn liền với xây dựng cuộc sống bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội thay vì lợi nhuận thuần tuý. Tuy nhiên, các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế, vì vậy, nó chưa thực sự tạo lập được hành lang pháp lý vững chắc để khuyến khích DNXH ở Việt Nam ra đời và phát triển trong thời gian vừa qua.
Hai là, công tác tổ chức thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của DNXH hiện nay
chưa hiệu quả. Từ thực tiễn cho thấy, công tác tổ chức thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua chưa có hiệu quả. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự yếu kém trong nhận thức về DNXH của cộng đồng xã hội nói chung và một bộ phận cơ quan quản lý nhà nước nói riêng. Bên cạnh đó, các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa thực sự là cơng cụ pháp lý vững chắc để khuyến khích, thúc đẩy DNXH ra đời và phát triển ở Việt Nam. Không những vậy, công tác “quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương khơng nghiêm” [23]. Vì thế, cơng tác tổ chức thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của DNXH phần nào kém hiệu quả. Mức độ thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực cho đến nay vẫn còn thấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2 của luận án, nghiên cứu sinh trình bày hai nội dung cơ bản, đó là thực trạng các quy định về địa vị pháp lý của DNXH theo pháp luật Việt Nam hiện hành; thực tiễn tổ chức hoạt động của DNXH và thực tiễn thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.