như thực tiễn thực hiện các quy định này trên thực tế cho thấy, cần thiết phải tăng cường địa vị pháp lý của DNXH. Việc tăng cường địa vị pháp lý của DNXH phải được thực hiện theo các định hướng cơ bản như đảm bảo sự thống nhất
của pháp luật về DN; tạo điều kiện thuận lợi để DNXH thực hiện tốt chức năng xã hội của mình; đảm bảo tính khả thi của các quy định này trong thực tiễn và đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với DNXH. Dựa trên những định hướng cụ thể như trên, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn đề xuất 2 nhóm giải pháp tăng cường địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam. Nhóm giải pháp thứ nhất là nhóm giải pháp, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về địa vị pháp luật của DNXH. Trong nhóm giải pháp này, nghiên cứu sinh đã đề xuất các ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung các quy định về vị trí, vai trị, chức năng của DNXH; về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản DNXH; về quyền và nghĩa vụ của DNXH; về chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH phát triển; các giải pháp hoàn thiện các quy định; về quản trị DNXH (sửa đổi, bổ sung các quy định về: vị trí, vai trị, chức năng của DNXH; về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản DNXH; về quyền và nghĩa vụ của DNXH; về chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH; về quản trị DNXH). Nhóm giải pháp thứ hai là nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của DNXH. Nghiên cứu sinh cho rằng, để nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của DNXH, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức có liên quan cần phải nâng cao hiệu quả cơng tác phổ biến, giáo dục về vị trí, vai trị, tổ chức và hoạt động của DNXH; các DNXH phải chủ động kết nối và tích cực học hỏi để nâng cao năng lực, quản lý điều hành và khả năng cạnh tranh trên thị trường và cuối cùng là cần phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý và hỗ trợ các DNXH phát triển.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ