Tăng cường địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp xã hội thực hiện chức năng xã hội của mình một cách

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam. (Trang 154 - 158)

2. Do đang trong thời gian khởi nghiệp cho nên những đóng góp của DNXH đối với nền kinh tế và xã hội trong thời gian vừa qua còn rất hạn chế Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện các

3.1.2. Tăng cường địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp xã hội thực hiện chức năng xã hội của mình một cách

kiện thuận lợi để Doanh nghiệp xã hội thực hiện chức năng xã hội của mình một cách tốt nhất

Sau một thời gian tổ chức thi hành trên thực tế cho thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa thực sự tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo cho DNXH thực hiện có hiệu quả chức năng xã hội của mình. Pháp luật phản ánh thực tiễn, trong khi đó, trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, DNXH chưa từng được tổ chức và hoạt động một cách chính thức và bài bản ở Việt Nam. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của nước ngoài và vận dụng vào các điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựng hệ thống quy định

pháp luật về DNXH. Do đó, pháp luật khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.

Trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta ln cố gắng hồn thiện pháp luật về DNXH nói chung và địa vị pháp lý của DNXH nói riêng nhằm tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy DNXH phát triển. Những văn bản này đã làm sáng tỏ một số vấn đề pháp lý liên quan đến DNXH, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác tổ chức thi hành pháp luật về DNXH trên thực tế. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng quát thì việc hồn thiện các quy định pháp luật về DNXH nói chung và địa vị pháp lý của DNXH nói riêng của Nhà nước ta trong thời gian vừa qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách của DNXH trong thực tiễn. Bởi lẽ, đa số DNXH ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn khởi nghiệp, lại là những DN nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và hoạt động. Đặc biệt là những khó khăn về vốn, nguồn nhân lực, tiếp cận chính sách mua bán cơng, tiếp cận khoa học cơng nghệ, tiếp cận thị trường... Trong điều kiện đó, DNXH ở Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, đặc biệt là các quy định thể hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ để đảm bảo cho DNXH thực hiện chức năng xã hội có hiệu quả, nhưng rất tiếc chính sách, pháp luật về DNXH lại chưa đáp ứng được điều đó.

Mục tiêu tối cao của DNH là giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng. Vì vậy, việc tăng cường địa vị pháp lý của DNXH sẽ khơng có ý nghĩa gì nếu nó khơng tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để đảm bảo cho DNXH thực hiện chức năng xã hội có hiệu quả. Để thúc đẩy DNXH phát triển và làm trịn sứ mệnh của mình đối với Nhà nước và xã hội, thì việc hồn thiện địa vị pháp lý của DNXH phải tạo ra hành lang pháp lý vững chắc và thuận lợi để bảo đảm cho DNXH thực hiện chức năng xã hội một cách có hiệu quả. Đó là một nhu cầu mang tính tất yếu khách quan, cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, điều đó khơng chỉ góp phần đảm bảo ngun tắc bình đẳng trong tổ chức và hoạt động giữa DNXH với các chủ thể kinh doanh khác, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy DNXH phát triển, qua đó, giảm thiểu gánh nặng và áp lực của Nhà nước (với tư cách là một thiết chế công) trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Để tạo lập được hành lang pháp lý vững chắc bảo đảm cho DNXH thực hiện chức năng có hiệu quả, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây.

Một là, rà soát những văn bản quy phạm pháp luật có điều chỉnh về DNXH (pháp luật về

thuế, pháp luật về DN, pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu thầu...). Trên cơ sở đó, sửa đổi, bổ sung, hồn thiện một số quy định nhằm tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của DNXH trong xu thế phát triển của thế giới về thương mại điện tử và bối cảnh cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0. Ví dụ, sửa đổi Luật Đấu thầu theo hướng có quy định các tiêu chí cho phép các DNXH được ưu tiên tiếp cận chính sách mua sắm cơng và đầu tư cơng của Chính phủ; sửa đổi Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp theo hướng miễn giảm thuế thu nhập cho DNXH; sửa đổi một số quy định của pháp luật về đất đai theo hướng miễn giảm thuế sử dụng đất, thuê đất đối với DNXH.

Hai là, hồn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DNXH phát triển. Các chính sách ưu

DNXH trong tổ chức, hoạt động, phải có tên gọi và nội dung cụ thể chứ không phải chung chung như hiện nay.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về DNXH, đặc biệt là sự hợp tác ở cấp Chính

phủ với các nước phát triển, các tổ chức tài chính lớn như IMF, Worlbank trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ mơi trường và cải cách chính sách mua sắm cơng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về DNXH sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nhiều cơ hội để học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH phát triển, pháp luật về DNXH cũng như phương thức quản lý của Nhà nước và cộng đồng đối với DNXH. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế về DNXH còn mang đến cho DNXH cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận nguồn vốn đầu tư quốc tế và khẳng định sự thành cơng của mình trên mơi trường quốc tế.

Bốn là, sớm thành lập Hiệp hội Phát triển DNXH Việt Nam để các DNXH trong nước có

cơ hội hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các DNXH; giữ vai trò cầu nối giữa DNXH với các cơ quan chức năng; thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực DNXH trên thế giới; tăng cường hội nhập với các hoạt động của các Hiệp hội trong nước, trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật; thúc đẩy hoạt động đào tạo, nghiên cứu thơng tin báo chí, xúc tiến thương mại, kinh doanh dịch vụ và ứng dụng đổi mới cơng nghệ.

Tóm lại, chức năng và mục tiêu chủ yếu của DNXH là giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng. Thế nhưng, pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay lại đang bỏ ngỏ nhiều quy định để điều chỉnh lĩnh vực này. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy DNXH hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu của mình hơn nữa trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần sớm tăng cường địa vị pháp lý của DNXH theo hướng tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo cho DNXH thực hiện chức năng xã hội có hiệu quả.

3.1.3. Tăng cường địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội theo hướng đảm bảo tínhkhả thi của các quy định này trong thực tiễn khả thi của các quy định này trong thực tiễn

Tính khả thi của các quy định về địa vị pháp lý của DNXH được hiểu là khi các quy định này phát sinh hiệu lực thì chúng phải có khả năng thực hiện được trong thực tiễn. Từ thực trạng các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn tổ chức thực hiện các quy định này cho thấy, một số quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay chưa có tính khả thi khiến cho các quy

định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay chưa phát huy hết vai trị tích cực của mình trong việc điều chỉnh và thúc đẩy DNXH phát triển. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay cịn thiếu tính cụ thể, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tăng cường địa vị pháp lý của DNXH phải đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Bởi lẽ, chỉ khi nào các quy định về địa vị pháp lý của DNXH có tính khả thi thì nó mới có thể phát huy hết vai trị tích cực của nó đối với Nhà nước và DNXH. Để đảm bảo tính khả thi của các quy định về địa vị pháp lý của DNXH

trong thực tiễn, việc tăng cường các quy định này phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Một là, trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về địa vị pháp lý của

DNXH nói riêng và pháp luật về DNXH nói chung, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng thực tiễn các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước để xem xét xem các điều kiện đó có cho phép thực hiện được các quy định về địa vị pháp lý của DNXH hay không. Đồng thời, phải tính đến một số điều kiện khác đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của việc thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của như sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và các bên liên quan hay khơng; trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước; dư luận xã hội, trình độ văn hóa, kiến thức pháp lý; truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống của người dân Việt Nam; thái độ của quần chúng nhân dân đối với mơ hình DNXH. Nếu như điều kiện đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của việc thực hiện các quy định về địa vị pháp lý còn hạn chế hoặc các quy định về địa vị pháp lý của DNXH được xây dựng quá cao hoặc quá thấp so với trình độ, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước sẽ khiến cho việc tổ chức thực hiện các quy định này gặp nhiều khó khăn, bất cập. Ví dụ như, khi ban hành quy định về nghĩa vụ tái đầu tư tổng lợi nhuận hằng năm của DNXH để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như đã đăng ký, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần tính tốn, cân nhắc xem mức tái đầu tư là bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện thực tế của DNXH ở Việt Nam. Nếu mức tái đầu tư tổng lợi nhuận hằng năm để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như đã đăng ký được quy định quá cao sẽ khiến cho các DNXH bị áp lực về vốn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tổ chức, hoat động của DNXH, thậm chí DNXH phải chấm dứt hoạt động do không đáp ứng được yêu cầu này. Ngược lại, nếu mức tái đầu tư tổng lợi

nhuận hằng năm để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như đã đăng ký được quy định quá thấp, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội của DNXH. Bên cạnh đó, khi xây dựng, sửa đổi các quy định thể hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH ra đời và phát triển, ví dụ như: Thành lập cơ quan chuyên trách hỗ trợ DNXH phát triển ở Việt Nam, giảm thuế thu nhập cho DNXH trong những năm đầu khởi nghiệp, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành pháp luật ở Việt Nam cũng cần xem xét và tính tốn kỹ lưỡng xem các quy định này có thực sự hữu ích và cần thiết hay khơng. Nếu có, cần xem xét đến một số các yếu tố khác như trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, nhân viên trợ giúp DNXH có đáp ứng được tính chất và cơng việc hay khơng; Nhà nước có đảm bảo được nguồn ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất, chi trả lương, thưởng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan chuyên trách hỗ trợ DNXH phát triển hay không. Nếu như các yếu tố này chưa đảm bảo thì các quy định về địa vị pháp lý của DNXH dù có được xây dựng, sửa đổi cũng rất khó có tính khả thi.

Hai là, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần chú ý đến

kỹ thuật soạn thảo văn bản văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về địa vị pháp lý của DNXH. Kết cấu văn bản phải khoa học, hợp lý và chặt chẽ. Ngôn ngữ và nội dung văn bản phải chính xác, rõ nghĩa, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân để tạo ra sự thuận lợi trong việc thực hiện các quy định về địa vị

pháp lý của DNXH trên thực tiễn. Bên cạnh đó, cơng tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về địa vị pháp lý của DNXH phải được thực hiện một cách kịp thời, đúng lúc. Có như vậy, các quy định về địa vị pháp lý của DNXH mới có thể để đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn đặt ra, đồng thời phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. Thực tiễn cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về địa vị pháp lý của DNXH vẫn chưa được tiến hành một cách kịp thời, đúng lúc, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của DNXH cũng như công tác quản lý nhà nước đối với DNXH. Điển hình là, tính đến nay, Nhà nước ta vẫn chưa hề ban hành một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành riêng cho DNXH được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp. Điều đó khiến cho quy định thể hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển DNXH khơng có khả năng thực hiện được trên thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong tổ chức, hoạt động của DNXH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Nói tóm lại, tính khả thi của các quy định về địa vị pháp lý của DNXH là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của các quy định này. Vì thế, tăng cường địa vị pháp lý của DNXH nhất thiết phải đảm bảo tính khả thi của các quy định này trên thực tế.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam. (Trang 154 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w