5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực cho đến nay
Nam kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực cho đến nay
2.2.2.1.Nhận thức về vị trí, vai trò và chức năng của Doanh nghiệp xã hội
-Hiện nay, nhận thức của cộng đồng xã hội về vị trí, chức năng, vai trị của Doanh nghiệp xã hội vẫn còn hạn chế.
- Qua phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy, rất nhiều cá nhân, tổ chức, thậm chí cả cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trị, chức năng của Doanh nghiệp xã hội trong nền kinh tế và xã hội.
2.2.2.2. Thực hiện các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản Doanh nghiệp xã hội
- Mặc dù pháp luật ghi nhận chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý Doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên, lại khơng quy định cụ thể chính sách “tạo điều kiện” đó bao gồm những gì. Vì vậy, các cơ quan quan quản lý Nhà nước không thể thực hiện được quy định này do pháp luật quy định thiếu rõ ràng và cụ thể. Qua phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sinh nhận thấy, 100% chủ sở hữu, người thành lập DNXH được phỏng vấn đều cho rằng họ không nhận được bất cứ sự ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt gì từ phía Nhà nước khi thành lập Doanh nghiệp xã hội. Điều đó, khiến nhiều Doanh nghiệp xã hội búc xúc vì cho rằng họ “có tiếng mà khơng có miếng”.
- Tính đến đến ngày 01 tháng 05 năm 2021, chưa có Doanh nghiệp xã hội nào ở Việt Nam tiến
hành tổ chức lại. Tuy nhiên, xuất phát từ những bất cập trong các quy định hiện hành về tổ chức lại Doanh nghiệp xã hội, nghiên cứu sinh cho rằng, quy định về tổ chức lại Doanh nghiệp xã hội có thể sẽ gây nên sự búc xúc cho người quản lý điều hành Doanh nghiệp xã hội vì nó chưa thực sự đảm bảo quyền tự do kinh doanh của Doanh nghiệp xã hội trong tổ chức và hoạt động. Bởi lẽ, pháp luật về Doanh nghiệp xã hội hiện nay chỉ thừa nhận Doanh nghiệp xã hội được tổ chức lại thơng qua bốn hình thức, đó là: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thay vì năm hình thức (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp) như Doanh nghiệp thương mại.
- Tính đến hết ngày 01 tháng 5 năm 2021 chưa có Doanh nghiệp xã hội nào ở Việt Nam tiến hành giải thể, phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ những bất cập của một số quy định pháp luật hiện hành về giải thể, phá sản Doanh nghiệp xã hội, nghiên cứu sinh nhận thấy việc thực hiện các quy định về giải thể, phá sản Doanh nghiệp xã hội có thể sẽ gặp một số khó khăn, bất cập nhất định cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Doanh nghiệp xã hội do pháp luật không quy định cụ thể về thời gian Doanh nghiệp xã hội phải trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các Doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự bắt đầu và kết thúc từ khi nào; biểu mẫu, văn bản
chứng minh Doanh nghiệp xã hội đã thực hiện xong nghĩa vụ trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các Doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự; điều kiện giải thể DNXH.
2.2.2.3.Thực hiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội
Một số quy định về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đã gây khó khăn cho Doanh nghiệp xã hội trong q trình tổ chức và hoạt động. Ví dụ, hiện nay nhiều Doanh nghiệp xã hội gặp khó khăn về vốn khi mới khởi nghiệp, vì thế họ thực sự bị áp lực khi phải trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Qua phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy 100% Doanh nghiệp xã hội được phỏng vấn chấp nhận mức tái đầu tư như quy định hiện nay, tuy nhiên, họ vẫn mong muốn Nhà nước hạ mức tái đầu tư này trong những năm đầu sau khi doanh nghiệp được thành lập để Doanh nghiệp xã hội giảm bớt khó khăn, áp lực về vốn.
2.2.2.4. Thực hiện các quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ, ưu đãi Doanh nghiệp xã hội
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành riêng cho Doanh nghiệp xã hội thiếu tính cụ thể cho nên trên thực tế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng thể giải quyết bất cứ chính sách ưu tiên, hỗ trợ nào dành riêng cho Doanh nghiệp xã hội.
- Qua phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy, đa số Doanh nghiệp xã hội được phỏng vấn đều trả lời rằng họ khơng được hưởng bất kỳ chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng biệt nào thể hiện sự quan tâm, khích lệ của Nhà nước dành cho họ từ khi thành lập đến khi tổ chức, hoạt động. Một số Doanh nghiệp xã hội được nghiên cứu sinh phỏng vấn sâu cũng thừa nhận rằng, hiện tại họ đang đối diện với rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu thông tin về mạng lưới phát triển Doanh nghiệp xã hội, chưa hoạch định được chiến lược phát triển doanh nghiệp, nguồn nhân lực gắn kết chưa ổn định, thiếu cơ quan chuyên trách hỗ trợ phát triển. Chính vì vậy, các Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay vẫn đang tự mình “vật lộn” với những khó khăn để vươn lên là chủ yếu.
2.2.2.5.Thực tiễn thực hiện các quy định về quản trị Doanh nghiệp xã hội
- Qua phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy 100% Doanh nghiệp xã hội được phỏng vấn đều cho rằng, bộ máy quản trị Doanh nghiệp xã hội của họ được xây dựng theo mơ hình bộ máy quản trị của Doanh nghiệp thương mại được quy định trong Luật Doanh nghiệp và nhu cầu của Doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh cho rằng, hiện tại các Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đang trong trong giai đoạn sơ khai, số lượng các vấn đề xã hội, môi trường, việc tiếp cận các nguồn tài trợ, viện trợ để hoạt động chưa nhiều. Vì thế, việc
quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát các hoạt động của Doanh nghiệp xã hội còn khá đơn giản. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nào đó, khi Doanh nghiệp xã hội phát triển thì nhu cầu quản trị Doanh nghiệp xã hội sao cho vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của cổ đơng, thành viên, chủ sở hữu trong công ty, vừa đảm bảo việc thực hiện chức năng xã hội một cách tốt nhất lại là vấn đề rất quan trọng. Lúc đó, các quy định về quản trị Doanh nghiệp thương mại thực sự không thể đáp ứng nhu cầu quản trị Doanh nghiệp xã hội được
nữa.