Tính tốn bể chứa trụ:

Một phần của tài liệu Bai giang BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐẶC BIỆT THẦY NGUYỄN NGỌC THẮNG ĐH THỦY LỢI (Trang 54)

II. Mỏi vỏ trụ

2. Bể chứa trụ.

2.3. Tính tốn bể chứa trụ:

Tất cả các kết cấu chịu lực của nhà cơng nghiệp, nhà dân dụng và cơng trình phải được tính tốn về cường độ theo phương pháp trạng thái giới hạn (TTGH). Trong quá trình chịu lực ở BT xuất hiện biến dạng dẻo, như vậy BT đã bị nứt còn ứng suất trong cốt thép được khai thác ở gần giới hạn chảy, nhưng thực tế tính tốn kết cấu BTCT người ta vẫn tính tốn theo sơ đồ đàn hồi trong đó có bể chứa.

Có thể tính tốn hệ mái bể, thành bể và đáy bể như là một hệ không gian liên tục. Với các bể chữ nhật có thể đưa về tính tốn như các kết cấu phẳng thông thường.

Tải trọng tác dụng gồm:

+ Trọng lượng bản thân các cấu kiện và thiết bị (nếu có).

+ áp lực chất lỏng chứa trong bể (hoạt tải ngắn hạn, áp lực thủy tĩnh). + áp lực đất lên thành bể (hoạt tải dài hạn).

+ áp lực nước ngầm lên thành bể (hoạt tải dài hạn).

+ áp lực đẩy nổi do nước ngầm tác động lên đáy bể (hoạt tải ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào vị trí của mực nước ngầm).

+ Trọng lượng đất đắp trên nắp (tĩnh tải).

+ Tải trọng do người, xe cộ (hoạt tải ngắn hạn). + Tải trọng gió, động đất (hoạt tải ngắn hạn).

Tổ hợp tại trọng sao cho nó có được nội lực nguy hiểm nhất cho từng loại cấu kiện, tùy thuộc vào từng loại bể đang tính tốn.

Tính tốn bể chứa phải được tiến hành với các trường hợp tổ hợp tải trọng sau:

1. Bể chứa đầy chất lỏng nhưng không lấp đất. 2. Bể chứa rỗng nhưng đã lấp đất xung quanh.

3. Bể chứa có một phần hoặc đầy chất lỏng, được lấp đất và bị đốt nóng

hoặc làm lạnh bên trong.

4. Tính tốn đẩy nổi của bể.

Một phần của tài liệu Bai giang BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐẶC BIỆT THẦY NGUYỄN NGỌC THẮNG ĐH THỦY LỢI (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)