Tường chắn đất toàn khối:
- Một trong những hình dạng hợp lý của tường chắng đất bằng BTCT tồn khối là tường chắn hình thuớc thợ (tường góc chữ L). Khi cấu tạo tường BTCT theo dạng này thì chi phí vật liệu là nhỏ nhất vì phần đất nằm trên bản đế móng sẽ tạo ra mômen ngược với mômen do áp lực ngang của đất gây ra cho phần tường chắn thẳng đứng.
- Tường chắn đất toàn khối có thể chia ra : tường chắn tồn khối khơng sườn, tường chăn tồn khối có sườn và 1 số dạng khác
Hình 5.4 Một ví dụ về tường chắn đất tồn khối khơng sườn. 1,2 – Thép chịu lực; 3 – Thép cấu tạo.
- Trên hình 5.4 giới thiệu cấu tạo tường chắn đất tồn khối khơng sườn dạng thước thợ (hay cịn gọi là tường góc) gồm phần tường thẳng đứng và phần tường nằm ngang liên kết cứng với nhau và chúng làm việc như những công xon chịu uốn. - áp lực ngang của đất tác dụng lên thành đứng của tường và gây nên ứng suất kéo
phía mặt trong cho phần tường đứng và cho phía mặt trên của tường ngang ( bản đế móng).
- Như vậy thép chịu lực của phần tường thẳng đứng là các thanh đứng đặt ở mặt trong tường và phân bố dọc theo chiều dài tường, còn ở phần tường nằm ngang (bản đế móng) thép chịu lực đặt ở phía trên. Khi đặt cốt thép chịu lực cho tường chắn, nếu chiều cao tường từ 3m trở lên có thể cắt bớt 1/3 đến 1/2 chiều dài thanh thép chịu lực ở phía trên và các thanh dài và ngắn sẽ đặt xen kẽ nhau để tiết kiệm cốt thép. Chiều dày đỉnh tường lấy không dưới 100mm. Khi chiều cao tường H>6m thì bề rộng bản đáy B lấy bằng 0,5 đến 0,6 chiều cao H.
Hình 5.5 Tường chắn đất tồn khối có sườn.
- Với những tường chắn có chiều cao lớn hơn 6m người ta cấu tạo thêm các sườn cho tường như trên hình 5.5 , khoảng cách các sườn thường từ 2 đến 3 m, các sườn này thẳng đứng nằm về phía đất được chắn. Với cấu tạo như vậy, tường chắn làm việc giống như bản liên tục chịu tải trọng tác động là áp lực ngang của đất. Thép chịu lực đặt
giống nhau như trong bản liên tục chịu uốn.
- áp lực ngang của đất tác động vào thân tường tăng theo chiều cao từ đỉnh xuống đáy tường chắn, do vậy các thép chịu lực ở phía dưới phải đặt dày hơn so với phần trên đỉnh tường. Bản đế móng của tường được cấu tạo thép như 1 bản liên tục hoặc bản kê ba cạnh (tùy thuộc tỷ lệ cạnh của bản). Để đảm bảo làm việc bình thường của bản đế móng trong tường chắn, cốt thép được cấu tạo thành 2 lớp: lớp trên và lớp dưới.
3. Một số dạng tường chắn đất tồn khối khác
Hình 5.6. Một số dạng tường chắn tồn khối khác.
a, Tường có chiều dầy khơng đổi; b, Tường có bản đế móng nghiêng
- Khi chiều cao tường chắn khơng lớn lắm (H<6m) người ta sử dụng tường góc khơng thay đổi tiết diện và có sườn đứng tăng cường (hình 5.6 a,) . Để tăng cường khả năng
chống trượt cho tường chắn người ta cấu tạo bản đế móng nghiêng đi i≤1/6 so với mặt nằm ngang (hình 5.6 b)