II. Các giải pháp tổng thể trong thiết kế Silo 1 Giải pháp bố trí mặt bằng và hình học silo:
3. Giải pháp thiết kế đáy Silo: Đáy Silo cũng là 1 bộ phận rất quan trọng của Silo, vì vậy khi thiết kế người ta cũng đặt ra các giải pháp khác nhau.
Silo, vì vậy khi thiết kế người ta cũng đặt ra các giải pháp khác nhau.
- Đáy của Silo được bố trí khác nhau. Kết cấu cấu trúc của chúng phụ thuộc vào sự lựa chọn thiết bị trút tải và chủ yếu là phụ thuộc vào tính chất của vật liệu chứa.
Hình 5.8. Các dạng kết cấu đáy Silo
- Như vậy, Để chứa xi măng chúng ta có thể sử dụng kết cấu đơn giản nhất đó là sử dụng đáy như 1 nền bê tơng thơng thường (hình 5.8. I). Sự trút tải được tiến hành nhờ sự giúp đỡ của các sợi dây xích hoặc phương pháp khí lực học.
14
- Người ta sử dụng kết cấu đáy đơn giản như hình 5.8. II để chứa cát, sỏi, than đã bị nghiền nhỏ. Đáy Silo được đắp lên 1 đoạn tạo thành bề mặt dốc nghiêng, Silo tự trút tải qua những lỗ thành bên trực tiếp vào toa xe. Với 2 sơ đồ đáy dạng I và II, thì móng của chúng thường được sử dụng là móng trịn.
- Với các silo để chứa hạt ngũ cốc (hoặc các hạt rời khác nhau), đáy của chúng có thể có những kết cấu khác nhau. Trong trường hợp đơn giản nhất như trên hình 5.8 III, đáy của nó được đắp lên bởi cát, xỉ hoặc bê tông rỗng với 1 độ dốc, bên trên được bao phủ bởi 1 lớp bê tông cốt thép với chiều dày từ 80-120mm. Với đáy này ở giữa dẫy silo người ta đặt 1 cái hào, trong đó các dải băng chuyền được bố trí, hoặc các gầu xoắn đặt biệt phục vụ cho sự tháo vật liêu của Silo. Trong trường hợp này móng dưới tường silo cũng được thiết kế là móng trịn. - Đáy của hệ Silo cũng có thể được thiết kế như là 1 hầm sáng như trên hình 5.8.
IV. V, VI. Trong trường hợp đáy của hình 5.8IV có dạng của phễu hình nón tựa lên những cái cột đứng riêng.
- Cũng có thể Đáy của Silo là 1 mái phẳng BTCT, nó tựa lên những cột. Số lượng của cột đỡ này phụ thuộc vào đường kính của silo, thay đổi tương ứng từ 4 đến 9 cột. Trên bản đáy người ta chèn 1 lớp bê tông rỗng hoặc bê tông xỉ tạo dốc được trát xi măng.
- Đôi lúc để giảm thể tích chèn và tăng dung tích silo, bản btct phẳng này có thể trở thành phễu BTCT hoặc phễu thép như Hình 5.8. VI.
- Như vậy từ 6 dạng Silo đã quan sát, chúng ta thấy có thể chia chúng ra làm 2 lớp chính. Thứ nhất là silo với những gian hầm phía dưới, và thứ 2 silo ko có gian hầm phía dưới. Silo lớp thứ 2 kinh tế hơn, nhưng người ta chỉ sử dụng nó để chứa 1 vài vật liệu hạt rời. Được sử dụng rộng rãi hơn cả vẫn là silo lớp thứ nhất, sự chút tải của chúng được tiến hành theo cách tự trút trực tiếp lên xe vận chuyển.
15