Sơ đồ với từ khóa Đơng Nam Á (cịn thiếu thơng tin)
Như vậy, khi tham gia trò chơi nhờ sự chung sức của mỗi thành viên trong đội chơi sẽ rèn luyện tính trách nhiệm, cộng đồng.
3.2.5. Thiết kế và vận dụng trò chơi vào tiết thực hành, tiết ôn tập
Tiết thực hành, tiết ơn tập có tầm quan trọng đặc biệt không những ôn lại phạm vi kiến thức rộng mà cịn góp phần nâng cao nhận thức, khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, rèn kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực và đặc biệt hình thành năng lực cho học sinh. Dạy tiết thực hành, tiết ôn tập làm sao để học sinh được ôn tập lại kiến thức, được thực hành, được tự đánh giá là vấn đề cần được giáo viên quan tâm và cần tìm ra giải pháp thích hợp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số giáo viên chưa coi trọng tiết thực hành, tiết ôn tập, ngại dạy tiết ôn tập, dạy qua loa vì nghĩ rằng nhắc lại kiến thức cũ, hoặc chưa tìm được phương pháp dạy học tích cực cho tiết dạy dẫn đến nhàm chán, học sinh không xâu chuỗi được kiến thức, không biết tổng hợp, so sánh, không hệ thống được những vấn đề đã học và đặc biệt không được trải nghiệm, không được làm việc dẫn đến tình trạng thụ động, ì nên chưa vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tế. Hầu như tất cả giáo viên chưa vận dụng trị chơi trong tiết thực hành, ơn tập.
Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ giáo viên phải đề ra những phương pháp dạy tiết thực hành, tiết ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên có thể vận dụng sáng tạo trò chơi vào tiết thực hành, ơn tập góp phần vừa ơn lại kiến thức đồng thời rèn kĩ năng thực hành, tạo nên hứng thú học tập và góp phần hình thành năng lực cho các em.
3.2.5.1. Trò chơi: “Ai vẽ nhanh hơn”- Vận dụng dạy tiết thực hành
Thông thường trong các tiết thực hành vẽ biểu đồ, lược đồ, GV thường hướng
dẫn rồi để HS tự vẽ, cuối cùng kiểm tra thu một số bài chấm cho điểm. Tiết thực hành nào cũng như vậy sẽ sạo sự nhàm chán, hạn chế khả năng tự đánh giá và đánh giá chéo nhau, hạn chế phát triển năng lực cho học sinh. Do đó, để nâng cao hiệu quả đồng thời phát triển khả năng tự đánh giá, năng lực hợp tác trong tiết học thực hành, GV có thể tổ chức trị chơi “Ai vẽ nhanh hơn” dưới hình thức một cuộc thi vẽ ngay ở trên lớp xem ai vẽ nhanh và hoàn thành tốt nhất.
Trị chơi này có thể vận dụng ở nhiều tiết thực hành vẽ biểu đồ của cả chương trình Địa lí 10,11,12.
Ví dụ, Bài 9. Nhật Bản – Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản – Vận dụng vào phần bài tập 1: Vẽ biểu đồ
Chuẩn bị: Hướng dẫn chấm và thang điểm cho bài vẽ, phiếu chấm
Cách tổ chức: