ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

Một phần của tài liệu Thiết kế và vận dụng sáng tạo trò chơi trong dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh_2 (Trang 45 - 47)

- Bước 3 Học sinh tham gia chơi Bước 4 Nhận xét, đánh giá ghi điểm.

5. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

Sáng kiến có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, có thể áp dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.

5.1. Về nhân lực

GV nghiên cứu để hiểu và vận dung trò chơi vào trong dạy học để phát huy tính tích cực, năng lực người học. Thiết kế sáng tạo trò chơi phù hợp nội dung của bài,...

5.2. Về trang thiết bị, kĩ thuật

Trang bị đầy đủ những phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu, máy tính) trong các phịng học để GV có điều kiện tổ chức các hoạt động học tập, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực.

PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận

Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh. Thơng qua hoạt động trị chơi giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đồn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp

với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với mơn Địa lí.

Nhưng thực tiễn dạy học mơn Địa lí cũng như các mơn học khác ở nước ta hiện nay vẫn còn nặng về mặt lý thuyết, chưa gắn nhiều tới thực tiễn và hành động, chưa gắn với định hướng hình thành năng lực cho người học. Đa số các tiết học trên lớp chưa được đổi mới về cả nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, chưa vận dụng hợp lí trị chơi. Kết quả là người học được trang bị kiến thức một cách có hệ thống nhưng yếu về kĩ năng thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn yếu, lúng túng ; hạn chế phát triển năng lực cá nhân, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,...

Vận dụng linh hoạt trò chơi vào dạy học Địa lí ở phần kểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hình thành tri thức mới, thực hành, ơn tập, củng cố bài,... theo định hướng phát triển năng lực đã thực sự mang lại những kết quả đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV:

- Học sinh:

+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài.

+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập ; phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận, phán đoán, quyết quán.

+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.

+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp, hợp tác.

+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.

+ Tổ chức trò chơi trong dạy học đã đạt được hiệu quả giá trị về tinh thần và thể chất cho học sinh:

Đạo đức: Tạo cho người chơi tính nhẫn nại, đồn kết, hồ đồng với tập thể, vui

tính, vị tha,...

Trí tuệ: Giúp cho người chơi có tính sáng tạo có óc quan sát nhanh, nhận định

Thể lực: Rèn luyện cho người chơi nhanh nhẹn tai mắt, tay chân, có sức bền

cao, tăng cường thêm sinh lực, tính chịu khó, tháo vát,...

Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực như giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,... và năng lực chuyên biệt của môn học như năng lực tư duy lãnh thổ, sử dụng bản đồ,... giúp HS phát triển toàn diện hơn.

- Giáo viên:

+ Các trò chơi đưa ra trong sáng kiến là tài liệu tham khảo bổ ích, là giải pháp giúp GV đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

+ Đóng góp vào mục tiêu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đó là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển

toàn diện năng lực và phẩm chất người học...”.

Một phần của tài liệu Thiết kế và vận dụng sáng tạo trò chơi trong dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh_2 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)