Các tỉnh biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi cửa ải biên cương Tổ quốc. Chính vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ln bị kẻ thù nhìn ngó. Mặc dù trong thời kỳ mới, trước xu thế hồ bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển, đất nước ta đang trong hồ bình, QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cịn tồn tại nhiều bất ổn khơng thể xem thường: kẻ thù không từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng. Hơn thế, chúng còn
chống phá một cách tồn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, KT; nhất là thương mại, dịch vụ, văn hoá, đặc biệt là QP, AN. Trong đó, vấn đề dân tộc, tơn giáo, lãnh thổ được kẻ thù xác định là trọng điểm.
Về vấn đề dân tộc, tôn giáo, kẻ thù thường xuyên lợi dụng các vấn đề do lịch sử để lại, trình độ dân trí thấp để truyền đạo trái phép, sự thấp kém của đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số vùng biên giới, những thiếu xót trong thực hiện chính sách dân tộc, tơn giáo để đẩy mạnh tun truyền lơi kéo, kích động nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số nghe theo những luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù.
Về lãnh thổ, biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong một thời gian dài là biên giới hồ bình, hữu nghị, nhưng phía Trung Quốc đã từng bước lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của một số ban, ngành, địa phương tại một số tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam để thực hiện “gặm nhấm” lãnh thổ nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, tiến hành chỉ đạo các hoạt động xâm canh, xâm cư đất canh tác của nhân dân ta ở vùng biên giới như: mượn đường đi lại; xây kè chắn trên sông suối để thay đổi dòng chảy; nguỵ tạo dấu hiệu để lấn chiếm lãnh thổ (mồ mả, nhà cửa, cột mốc...). Hiện nay, mặc dù ở cấp Trung ương giữa hai nước đã đạt được những thoả thuận nhất định về biên giới. Nhưng trên thực tế, ở các địa phương phía Trung Quốc có đường biên giới giáp với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, vẫn tồn tại nhiều hoạt động xâm lấn biên giới, vi phạm chủ quyền lãnh thổ theo kiểu “phép vua thua lệ làng”. Phía Trung Quốc tận dụng các mối quan hệ dịng tộc, thân tộc để tiến hành các hoạt động thăm thân, đầu tư sản xuất, hợp đồng mua quyền sử dụng đất trong thời gian dài, rồi đưa người sang sản xuất theo hướng định cư lâu dài, nhằm từng bước thực hiện xố nhồ biên giới quốc gia theo quan điểm “biên giới mềm”, ở đâu có người Hoa sinh sống, đó là lãnh thổ của Trung Quốc; hàng hoá của họ đến đâu, AN quốc gia của họ được coi trọng đến đó… Khi chiến tranh xảy ra, các tỉnh biên giới phía Bắc là nơi đột phá mở đầu cho cuộc tiến
công xâm lược của kẻ thù. Hướng chủ yếu đánh vào Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược theo ý định của chúng. Chính vì vậy, phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN là đẩy mạnh phát triển KT - XH, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân. Qua đó, phát triển lực lượng, củng cố thế trận, tăng cường tiềm lực, nhất là xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, tạo sức mạnh tổng hợp đủ sức đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, quyết không để kẻ thù xâm hại đến lợi ích quốc gia, tạo cớ gây chiến tranh xâm lược.
Trong thời kỳ mới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được mở rộng, củng cố; sau chiến tranh, năm 1991 hai nước đã nối lại bình thường hố quan hệ ngoại giao. Qua các chuyến thăm của các đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước đã từng bước nâng lên tầm quan hệ chiến lược theo tinh thần 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; tinh thần 4 tốt: “Láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt”, “Đối tác chiến lược”. Hai nước đã ký kết “Hiệp ước về Biên giới trên bộ”, ngày 31/12/2008 hai bên đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên đất liền có chiều dài 1.406km, với tổng 1.971 cột mốc. Trong đó, có 1.549 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ. Ngày 18/11/2009, Chính phủ hai nước đã ký “Hiệp định Quy chế biên giới” thay thế “Hiệp định tạm thời”. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng, tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, nhất là trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình mới hiện nay, đặc biệt việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương (Halyang Shlyou) 981 (5/2014) vừa qua… chúng ta phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo trong việc nhận định, đánh giá, dự báo tình hình, phân biệt rõ đối tượng, đối tác.
Từ sự phân tích đặc điểm tự nhiên, KT - XH, QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc như trên cho thấy những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN như sau:
Các tỉnh biên giới phía Bắc có vị trí địa lý khá thuận lợi, có thể cho phép tận dụng được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ hợp tác KT - thương mại với các vùng trong cả nước và quốc tế.
Phía Bắc các tỉnh này giáp với Trung Quốc là nước có diện tích rộng, dân số đơng, có KT tăng trưởng nhanh, ổn định trong nhiều năm gần đây. Tiếp giáp liền kề với các tỉnh biên giới nước ta là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, tuy là những tỉnh còn nghèo của Trung Quốc, nhưng vẫn vượt trội về KT so với các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Đó là thị trường có nhiều thuận lợi đối với các tỉnh biên giới phía Bắc như: vị trí liền kề, thị trường dễ tính, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn, trong giao dịch, thanh tốn, bn bán cịn mang tính truyền thống, chưa cần nhiều đến ngoại tệ mạnh… Dọc biên giới có hệ thống cửa khẩu, chợ mậu biên, các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ như: thành phố cửa khẩu Móng Cái, thành phố Lạng Sơn, thành phố Cao Bằng, thành phố Hà Giang, thành phố Lào Cai, thành phố Lai Châu, thành phố Điện Biên… thông qua việc giao lưu KT, văn hoá, dân cư ở các tỉnh biên giới có điều kiện tiếp nhận thơng tin mới về thị trường, tiến bộ KH - CN… tạo thuận lợi cho phát triển KT - XH. Đây chính là những thuận lợi cơ bản giúp cho một số tỉnh biên giới phía Bắc nước ta vừa phát huy được thế mạnh của mình để đẩy mạnh quan hệ KT, thương mại với nước bạn, hình thành các vùng chun mơn hóa, tạo ra hệc vùng KT xuất khẩu những mặt hàng mũi nhọn và nhập khẩu máy móc thiết bị công nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển KT - XH.
Phía Nam, các tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh miền núi, trung du, đồng bằng Bắc Bộ, tiếp sau là vùng đồng bằng sơng Hồng có thủ đơ Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Hải Phịng, là những trung tâm KT, chính trị, XH, KH - CN của Bắc Bộ và cả nước, trên vùng giáp ranh đã hình thành những thành phố, thị xã, thị trấn như: thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, thành phố Hải Phòng, thành phố Bắc Giang, thành phố Phú Thọ, thành phố Bắc Ninh… là tụ
điểm giao lưu KT, văn hoá, XH giữa miền xuôi với miền núi biên giới; đồng thời, là thị trường tiêu thụ hàng nông, lâm sản từ biên giới về vùng xi, cung cấp hàng hố từ các vùng đồng bằng, đô thị lên vùng biên giới. Cùng với các yếu tố thuận lợi đó, các tỉnh biên giới phía Bắc cịn là địa bàn có hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường sông tương đối phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển KT - XH và đảm bảo QP, AN.
Về tài nguyên đất đai, khí hậu của các tỉnh biên giới phía Bắc thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng lấy gỗ và nguyên liệu giấy, cây dược liệu, cây đặc sản… Đó chính là cơ sở tự nhiên thuận lợi cho sự phân công lao động XH, phát triển sản xuất, điều chỉnh dân cư giữa các khu vực trên biên giới, vừa có giá trị lớn về phát triển KT - XH, vừa có giá trị lớn về QP - AN.
- Khó khăn
Địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh có địa hình bị chia cắt, núi non hiểm trở, độ dốc cao gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập các quan hệ giao lưu KT - XH, đặc biệt cịn gây ra tình trạng thiếu nước trong mùa khơ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá trong mùa mưa… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân đồng bào các dân tộc; gây cản trở đến phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN.
Môi trường tự nhiên thời gian qua đã được tái tạo, cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đất trống, đồi núi trọc nhiều, việc tái tạo môi sinh, trồng lại rừng, nâng cao độ che phủ là việc làm đòi hỏi nhiều cơng sức, thời gian. Kết cấu hạ tầng cịn nhiều hạn chế, hệ thống đường sá đi lại khó khăn lại bị xuống cấp, nhất là ở các địa bàn vùng cao biên giới gây nhiều khó khăn cho việc giao thương hàng hố, nắm bắt thông tin, thị trường, chuyển giao công nghệ…
Mật độ dân số thưa, khoảng 120 người/ km2, cá biệt có tỉnh mật độ dân cư chỉ có 30 người/km2 như tỉnh Lai Châu. Trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức KH - CN... Trình độ phát triển KT - XH thấp, nền KT cịn mang nặng tính tự cấp, tự túc, quan hệ thị trường phát triển chưa đồng đều. Cơ cấu GDP của các tỉnh này, nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ đói nghèo cịn cao... những vấn đề đó gây khó khăn khơng nhỏ cho phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn trong thời kỳ mới.
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc