Kinh nghiệm của khu vực Tây Nguyên về phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 73 - 75)

Trong thời kỳ mới, để phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, ngoài việc phát huy tốt những thành tựu đã đạt được, một số tỉnh biên giới phía Bắc cần phải hết sức coi trọng việc nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo, linh hoạt những bài học kinh nghiệm trong phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn cả nước cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tây Nguyên một thời gọi là Cao nguyên Trung phần, là một vùng lãnh thổ tự nhiên, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng (xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam), là khu vực có vị trí quan trọng về KT, chính trị, QP, AN. Khu vực Tây Ngun có diện tích tự nhiên 54. 447 km2, chiếm 16,3% diện tích cả nước, giới hạn trong toạ độ địa lý từ 11 độ 45 phút đến 15 độ 27 phút độ vĩ Bắc và từ 107 độ 12 phút đến 108 độ 55 phút độ kinh Đông. Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hồ, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai; phía Nam giáp tỉnh Bình Phước; phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia. Với những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đơng Bắc Campuchia, có hệ thống đường giao thơng liên hồn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ, các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đơng - Tây. Chính vì vậy, Tây Ngun vừa có điều kiện phát triển thành vùng KT trọng điểm, vừa có vị trí chiến lược về QP của đất nước.

Tây Nguyên là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH và chiến lược QP, AN, BVTQ. Trong thời gian qua, Đảng Bộ, chính quyền, dân, quân các tỉnh Tây Nguyên đã quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Với hiệu quả ngày

càng được khẳng định, đảm bảo sự ổn định cho khu vực Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy Tây Nguyên phát triển bền vững. Trong những năm qua, Tây Nguyên không những phát triển về KT - XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, chăm lo xây dựng khối đại đồn kết các dân tộc mà cịn đảm bảo QP, AN, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đập tam mọi âm mưu, hoạt động chống phát của các thế lực thù địch. Hiệu quả phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của khu vực Tây Nguyên cho thấy, phát triển KT - XH đã tạo ra cơ sở vững chắc để đảm bảo QP, AN, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Mặc dù trong những năm qua, khu vực Tây Nguyên còn xảy ra một số vụ việc như: biểu tình, gây rối (2/2001, 4/2004, 4/2008) nhưng tình hình AN chính trị trên địa bàn vẫn giữ vững ổn định, QP luôn được đảm bảo vững chắc, tạo môi trường thuận lợi cho KT - XH phát triển, góp phần củng cố khối đại đồn kết các dân tộc, kịp thời đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động. Các LLVT đóng quân trên địa bàn Tây Nguyên, nhất là Binh đồn 15 - Tổng Cơng ty 15 (BQP) đã trở thành mơ hình đạt hiệu quả cao về thực hiện phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên... Từ hiệu quả trong thực hiện phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên trong những năm qua đã để lại một số kinh nghiệm quý giá sau:

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w