Việt Nam
- Thực tiễn thế giới: Trong XH chiếm hữu nô lệ và phong kiến, LLSX,
phân cơng lao động cịn thấp, KT qn sự chưa phát triển, chưa trở thành một ngành riêng biệt phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và QP. Đặc điểm đó quy định trình độ và quy mơ kết hợp KT - XH với QP, AN của các nhà nước trong thời kỳ này còn rất thấp. Tuy vậy, sự kết hợp KT - XH với QP, AN luôn được các nhà nước coi trọng trong việc chuẩn bị và cung cấp binh lương, vũ khí cho LLVT thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước hay tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi.
Trong CNTB, nhất là thời kỳ hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, KH - CN, đồng thời với bản chất hiếu chiến của các nhà nước tư sản, đặc biệt là ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã đẩy khu vực KT quân sự lên quy mơ, trình độ cao chưa từng thấy trong lịch sử, làm cho mối quan hệ giữa KT - XH và QP, AN trở nên khăng khít hơn. Kết hợp KT - XH với QP, AN khơng chỉ trở thành tất yếu mà cịn là vấn đề liên quan mật thiết đến hiệu quả KT, KT quân sự và tăng cường sức mạnh QP, QS của nhà nước. Qui mơ, trình độ, nội dung, hình thức kết hợp KT - XH với QP, AN khá rộng lớn, sâu sắc và phong phú: Kết hợp chiến lược phát triển KT với chiến lược QS; kết hợp trong tổ chức bộ máy và đội ngũ chuyên gia quản lý; kết hợp trong phát triển các ngành KT, KH - CN dân sự và QS…
Với các nước XHCN, kể cả Liên Bang Cộng hồ XHCN Xơ viết, các nước XHCN Đông Âu trước đây và các nước đang đổi mới mơ hình phát triển hiện nay đều coi kết hợp KT - XH với QP, AN là nội dung chiến lược của công cuộc xây dựng và BVTQ, được nhà nước chủ động tiến hành một cách rộng rãi, thường xuyên, liên tục trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống XH, nhằm vừa đẩy mạnh phát triển KT - XH, vừa đảm bảo củng cố sức mạnh QP, AN.
- Thực tiễn truyền thống dân tộc Việt Nam: Ngược dòng lịch sử cho
thấy, ơng cha ta đã sớm có tư tưởng kết hợp KT với QP, QS, với phương châm chiến lược "dựng nước đi đôi với giữ nước". Thực tiễn kết hợp KT với QP, QS ở nước ta thời kỳ phong kiến có nhiều nét độc đáo, là bài học q cho chúng ta hiện nay. Vào thời Tiền Lê, Lê Hoàn đã tổ chức cho gia đình binh lính lên khai hoang lập ấp, mở mang KT ở vùng biên giới Lạng Sơn, Quảng Yên, vừa làm nhiệm vụ đồn trú bảo vệ biên giới, vừa phát triển KT xây dựng hậu phương tại chỗ. Đến thời Lý - Trần - Lê (sơ), ơng cha ta có tư tưởng "Ngụ binh, ư nông", "động vi binh, tĩnh vi dân", thực hiện "khoan thư sức dân", mở rộng khai hoang lập ấp nơi biên ải xung yếu để "phục binh sẵn, phá thế giặc
dữ". Tổ tiên ta còn chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công ở các làng xã để sẵn sàng sản xuất vũ khí cho qn đội khi có u cầu, mở mang đường xá, đóng thuyền, xây dựng đê điều, làm thuỷ lợi để vừa phát triển KT vừa tăng khả năng cơ động cho quân đội khi có chiến tranh, tạo ra thế "thiên la địa võng" của chiến tranh nhân dân, đủ sức đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Kế tục truyền thống kết hợp phát triển KT với đảm bảo QP, QS của ông cha, thấm nhuần những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ Tịch đã sớm chỉ đạo toàn dân thực hiện kết hợp KT với QP, QS theo phương châm: "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất và tiết kiệm". Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thành cơng. Sau khi miền Bắc được giải phóng, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14 khoá II (1958), Đảng ta đã nêu lên chủ trương kết hợp tăng cường củng cố QP với xây dựng hậu phương vững chắc. Kết hợp KT với QP đã được nêu lên thành một nội dung trong đường lối KT và đường lối QS của Đảng ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960). Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bước vào thời kỳ đất nước thống nhất, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đến nay, kết hợp phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ trong văn kiện, các chiến lược và kế hoạch phát triển KT - XH, xây dựng quân đội, đảm bảo QP, AN.