Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 35 - 56)

GẮN VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

2.1. Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh bảo quốc phòng, an ninh

2.1.1. Khái niệm

Kinh tế - xã hội

Kinh tế là phạm trù xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử XH lồi người. Có nhiều cách quan niệm khác nhau về KT: KT là cơ sở của đời sống XH, là nhân tố xét đến cùng quyết định sự tồn tại, phát triển của chế độ XH. KT là hệ thống tổ chức nhằm sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Hoạt động KT là hoạt động cơ bản, thường xuyên của XH loài người, bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất, nhằm thoả mãn nhu cầu của XH.

Kinh tế bao giờ cũng gắn liền với vấn đề XH. Sự gắn bó giữa KT với vấn đề XH ngày càng chặt chẽ cùng với sự phát triển của KT. Bởi lẽ, khi con người tham gia vào các hoạt động KT như: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng thì bao giờ con người cũng phải quan hệ với nhau, tạo thành mặt XH trong các hoạt động ấy. Mặt khác, nếu xét ở tầm vĩ mô, XH vừa là mục tiêu vừa là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển KT. Sự hài hoà trong phát triển KT và phát triển XH quyết định sự phát triển của một quốc gia. Chính vì vậy, ở tất cả các quốc gia, trong các nghiên cứu, trong chiến lược, chính sách phát triển, phạm trù KT và phạm trù XH luôn gắn với nhau.

Đối với chế độ XH XHCN nói chung, ở Việt Nam nói riêng, muốn xây dựng thành cơng CNXH trong thời kỳ mới, nhất thiết phải xây dựng, bảo vệ, phát triển được nền KT đất nước. Phát triển KT là sự tăng trưởng KT đi kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế KT và chất lượng cuộc sống. Ngày nay, phát triển KT còn được bổ sung thêm tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cao,

phù hợp với sự biến đổi của nhu cầu XH, nhu cầu con người, bảo vệ môi trường, bảo đảm công bằng XH. Sự phát triển không ngừng của sản xuất, của KT là cơ sở của mọi sự phát triển trong đời sống XH. Theo đó, phát triển KT - XH là quá trình gia tăng đồng thời cả KT, cả XH trong trạng thái đan xen vào nhau, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau theo chiều hướng tiến bộ, tích cực.

Qua đó cho thấy, phát triển khơng phải chỉ là sự gia tăng một mặt nào đó, có khi sự gia tăng đó chưa hẳn đã là phát triển, thậm chí cịn là sự thụt lùi. Chẳng hạn, trong quá trình phát triển chỉ chú trọng tới sự tăng trưởng KT thuần tuý, bỏ qua các vấn đề XH hay bỏ qua QP, AN… tất yếu sẽ dẫn đến làm KT với bất cứ giá nào; hậu quả là phân hố giầu nghèo, mơi trường sinh thái bị phá huỷ, các vấn đề XH nổi lên gay gắt, QP, AN khơng được đảm bảo… Đó khơng phải là sự phát triển. Thế nhưng, sự đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, trước mắt chưa có sự gia tăng lĩnh vực đó, nhưng nó tạo ra tiền đề thuận lợi cho sự gia tăng toàn diện, hài hồ và bền vững của mọi mặt thì đó mới là sự phát triển.

Quốc phòng, an ninh

Quốc phòng là hoạt động xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, nhằm tạo ra sức mạnh để bảo vệ đất nước, bao gồm tổng thể các hoạt động: chính trị, QS, văn hố, XH, đối nội, đối ngoại của một quốc gia, nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước. QP là hoạt động xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, do đó QP là một hiện tượng lịch sử, gắn liền với hiện tượng chiến tranh, chỉ diễn ra khi XH còn tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Theo Từ điển Bách khoa Qn sự Việt Nam: “Quốc phịng, cơng cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học… của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh tồn diện, cân đối, trong đó sức mạnh qn sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hồ bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt

động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mơ. Quốc phịng trở thành hoạt động của cả nước, trong đó LLVT làm nịng cốt. Quốc phịng phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ. Quốc phòng, an ninh phải kết hợp chặt chẽ với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước. tổ chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã hội, truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhiều nước quan niệm quốc phòng là một bộ phận của an ninh quốc gia” [14, tr.848].

Qua đó cho thấy, QP là hoạt động xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước nhằm tạo ra sức mạnh để bảo vệ đất nước. Hoạt động QP bao gồm tổng thể các hoạt động: chính trị, quân sự, văn hoá, XH, đối nội, đối ngoại của một quốc gia, nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, tạo mơi trường thuận lợi để xây dựng đất nước.

Quốc phịng là hoạt động của cả nước, trong đó LLVT là lực lượng nòng cốt và phụ thuộc trực tiếp vào chế độ CT - XH của đất nước. Theo đó, QP Việt Nam là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc Việt Nam; trong đó, sức mạnh QS là đặc trưng, LLVT nhân dân làm nòng cốt. QS là lĩnh vực hoạt động đặc biệt liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội, là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. QP Việt Nam được hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước, giữ nước trước đây và đang được kế thừa, phát triển trong công cuộc xây dựng, BVTQ hiện nay và mai sau. Tất cả các hoạt động QP luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành quản lý của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; đồng thời, kế thừa biện chứng những giá trị truyền thống trong suốt chiều dài hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trong thời kỳ mới, QP phải luôn kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực: AN, đối ngoại để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ. Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng lực lượng và thế trận QPTD gắn với xây dựng lực

lượng và thế trận ANND. QP, AN phải kết hợp chặt chẽ với KT - XH để bảo vệ và xây dựng đất nước.

“An ninh là trạng thái ổn định, an tồn, khơng có dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của tồn xã hội. Có an ninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh kinh tế… Duy trì an ninh tồn diện là điều kiện để phát triển xã hội” [14, tr.25]. Ở đây, tập trung vào AN quốc gia: “An ninh quốc gia là trạng thái ổn định vững chắc của chế độ chính trị - xã hội, chủ quyền quốc gia được toàn vẹn. ANQG bao gồm: an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh văn hoá - tư tưởng và trật tự an tồn xã hội, trong đó an ninh chính trị làm nịng cốt, xuyên suốt trong sự kết hợp chặt chẽ với quốc phịng và cơng tác đối ngoại; có nước quan niệm ANQG bao gồm cả quốc phòng. ANQG được quyết định bởi nhiều yếu tố: sự đúng đắn của đường lối chính trị (cả đối nội và đối ngoại); năng lực lãnh đạo của chính đảng cần quyền; vai trò quản lý xã hội của nhà nước; sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế, văn hố, xã hội; sức mạnh quốc phịng mà nịng cốt là sức mạnh QS, an ninh; ý thức chính trị của tồn dân… trong đó vai trị lãnh đạo của chính đảng cầm quyền giữ vai trị quyết định. Bảo vệ ANQG được xác định là một nhiệm vụ trọng yếu của mọi quốc gia. Ở VN, bảo vệ ANQG thuộc trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó CAND và QĐND là lực lượng nòng cốt” [14, tr.26].

Qua khái niệm QP và AN cho thấy, QP và AN tuy là những phạm trù khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, đan xen, hỗ trợ nhau trong q trình gìn giữ hồ bình, đẩy lùi nguy cơ, BVTQ và chế độ. Vì vậy, trong nghiên cứu, trong chiến lược, chính sách của đất nước, phạm trù QP và phạm trù AN thường gắn với nhau.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh

Đảm bảo QP, AN hiểu một cách khái quát nhất đó là tổng thể các quá trình, biện pháp của Nhà nước và nhân dân được tiến hành trong điều kiện

phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, nhằm thoả mãn các nhu cầu tổng thể cho các hoạt động QP, AN, bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, quá trình đảm bảo QP, AN không phải là công việc riêng của Nhà nước, mà cần phải coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của Nhà nước và nhân dân, của các thành phần KT, các tầng lớp dân cư. Mọi người dân, mọi thành phần KT và tổ chức KT - XH trên đất nước ta nói chung, ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng đều có nghĩa vụ và quyền lợi cùng với Nhà nước chăm lo đảm bảo QP, AN, bảo vệ Tổ quốc. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của đường lối QPTD, ANND, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta. Đường lối đó đã, đang và sẽ được thực hiện có hiệu quả trên đất nước ta nói chung, ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng trong thời kỳ mới.

Với cách hiểu đảm bảo QP, AN như trên, đã thể hiện một cách khá tồn diện. Đó là sự đảm bảo một cách tổng thể các nhu cầu của hoạt động QP, AN bảo vệ Tổ quốc đều do Nhà nước và nhân dân ta tiến hành. Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ QP, AN của ta đang có nhiều địi hỏi mới, hoạt động QP, AN khơng chỉ nhằm đánh thắng kẻ thù xâm lược bằng vũ trang, mà còn phải đánh thắng kẻ thù phá hoại đất nước ta bằng chiến lược ”DBHB”, BLLĐ, các hoạt động phá hoại phi vũ trang..., hoạt động QP, AN không chỉ nhằm giữ vững lãnh thổ, bao gồm: trên bộ, trên khơng, trên biển, mà cịn phải nhằm giữ vững chế độ XH mà Đảng, nhân dân ta đã và đang xây dựng. Đảm bảo QP, AN ở nước ta nói chung, ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng phải đáp ứng được yêu cầu mới đó giành thắng lợi.

Với cách hiểu khái quát về đảm bảo QP, AN như trên, còn cho thấy, đặc điểm của đảm bảo QP, AN trong giai đoạn hiện nay, trong điều kiện phát triển KT thị trường định hướng XHCN, đặc điểm này đã và đang chi phối mạnh mẽ đến phương thức hay cách thức đảm bảo. KT thị trường với đặc trưng cơ bản

là trao đổi ngang giá, mọi chi phí trong hoạt động KT đều phải tính tốn và hoạch tốn đầy đủ. Trong lĩnh vực QP, AN lại diễn ra theo những quy luật riêng của nó. Vì nhiệm vụ QP, AN có khi phải thực hiện đảm bảo bằng mọi giá. Tuy vậy, trong điều kiện phát triển KT thị trường, việc đảm bảo QP, AN cần phải cân nhắc tính tốn cụ thể, vừa đảm bảo lợi ích QP, AN, vừa phải đạt tính hiệu quả cao xét về mặt KT - XH. Hơn thế nữa, bên cạnh mặt tích cực của nền KT thị trường, bản thân nó cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Việc đảm bảo QP, AN cần phải biết khai thác mặt tích cực và tìm cách khắc phục những mặt hạn chế đó

Khi bàn về tính khách quan hay vai trị của phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho rằng, đây là một mặt công tác gắn liền với sự ra đời của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Ở đâu có giai cấp và đấu tranh giai cấp, ở đó cịn phải duy trì và củng cố LLVT. Theo đó, tất yếu có hoạt động đảm bảo các nhu cầu tổng thể, đảm bảo cho các hoạt động của LLVT, bảo vệ Tổ quốc. Ph.Ăngghen viết: “Toàn bộ tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội, và do đó thắng lợi và thất bại, đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào số lượng và chất lượng của dân cư và của kỹ thuật” [2, tr.241]. V.I Lênin cũng có những luận điểm nổi tiếng nói về tính khách quan hay vai trị của cơng tác đảm bảo cho các LLVT, Ơng viết: ”Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ” [53, tr.497].

Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta có thể khẳng định rằng, cái trục xuyên suốt của lý luận phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN chính là từ mối quan hệ giữa KT với chiến tranh và QP. Đảm bảo QP, AN là nhân tố hết sức quan trọng tạo nên sức mạnh quân sự, sức mạnh QP, AN của mỗi quốc gia,

cũng như của mỗi KVPT. Khả năng và mức độ đảm bảo QP, AN phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình KT của đất nước. V.I Lênin viết: “Mối liện hệ giữa tổ chức quân sự của một đất nước với toàn bộ chế độ kinh tế và văn hoá của nước ấy chưa bao giờ lại hết sức chặt chẽ như ngày nay” [54, tr.192].

Phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN

Kinh tế - XH và QP, AN là những phạm trù khác nhau, nếu xét ở mục tiêu tổng quát, chúng đều nhằm thực hiện mục tiêu chung của giai cấp thống trị, của nhà nước, nếu xét ở mặt kỹ thuật và những hoạt động cụ thể, giữa chúng cũng có những mặt tương hợp. Tuy nhiên, xem xét về mặt lịch sử và đặc điểm thuần tuý của mỗi lĩnh vực, giữa chúng có sự khác nhau. Nếu như KT - XH tồn tại cùng với sự tồn tại và phát triển của con người và XH lồi người, thì QP chỉ là một hiện tượng lịch sử, là một mặt hoạt động của XH gắn liền với sự phân chia XH thành các giai cấp đối kháng, với sự tồn tại các nguy cơ xảy ra chiến tranh xâm lược. Nếu như KT - XH hoạt động theo hệ thống quy luật KT và quy luật vận động của XH, thì QP, AN lại hoạt động theo hệ thống quy luật đấu tranh vũ trang. Do đó, KT là hoạt động tạo ra của cải vật chất, ngược lại QP, AN lại là hoạt động cần thiết phải tiêu dùng, thậm chí là tiêu dùng lớn của cải vật chất do KT tạo ra.

Với mục tiêu chung và sự khác biệt như trên, do đó trong lịch sử các nhà nước tìm cách kết hợp hai lĩnh vực này trong chiến lược, chính sách, nhiệm vụ xây dựng và phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Đồng thời, sự gắn kết ấy ngày càng sâu rộng và có hiệu quả cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật cơng nghệ cũng như tính ưu việt của chế độ KT - XH, nhằm làm cho hai lĩnh vực này vừa bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển để tạo ra các tiềm lực và sức mạnh quốc gia, thực hiện thắng lợi mục tiêu của nhà nước và dân tộc, vừa giảm thiểu được mâu thuẫn về mặt KT thuần tuý.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 35 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w