Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên địa bàn gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mớ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 164 - 166)

bàn gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới

Để tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, đáp ứng tốt với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải quán triệt và thực hiện tốt định hướng phát triển KT - XH, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN. Trong quá trình thực hiện phải căn cứ vào thế mạnh của từng tỉnh để thực hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền

KT như: Quảng Ninh là tỉnh có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nhất là than đá, KT biển, du lịch; Lạng Sơn, Cao Bằng có lợi thế về khống sản, trồng cây công nghiệp ngắn ngày…

Thực hiện phát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế KT thị trường định hướng XHCN. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tăng trưởng giảm bớt phụ thuộc vào tài nguyên hữu hạn như: đất, than, các loại khống sản, nhân cơng giá rẻ, các loại hình dịch vụ thơ sơ… chuyển sang mơ hình tăng trưởng bền vững; phấn đấu là những tỉnh phát triển KT ổn định, bền vững, dựa vào trị thức. KH - CN, tăng tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư…

Thực hiện cơ cấu lại nền KT, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp, điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền KT với bảo vệ môi trường, phát triển KT ổn định, bền vững. Cơ cấu lại nền KT, trong tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp; tập trung phát triển mạnh ngành công nghiệp, nhất là đối với tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh cho việc phát triển mạnh ngành du lịch; đưa công nghiệp vào phát triển bền vững, giảm xuất khẩu thô, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; đưa công nghiệp vào phát triển bền vững.

Tập trung phát triển bền vững, đưa yếu tố con người, tự nhiên và XH vào phát triển bền vững trong điều kiện thực tiễn ở một số tỉnh biên giới phía Bắc. Khuyến khích các ngành KT sử dụng hiệu quả tài nguyên, khai thác tài nguyên với sản lượng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng công nghệ hiện

đại, bảo đảm môi trường. Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, nhất là nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã biên giới ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, thực hiện cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc tạo thêm công ăn việc làm từ các ngành công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh đưa công nghiệp, dịch vụ về nông thôn và xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w