Xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trên địa bàn

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 78 - 80)

Nền QPTD vững chắc là nền QP được xây dựng dựa trên sức mạnh của tồn dân, của lịng dân được quy tụ thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng; chính vì vậy, xây dựng “thế trận lòng dân” là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng thế trận QPTD. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, gắn bó mật thiết với chế độ XHCN, đoàn kết, chung sức chung lịng xây dựng và bảo vệ đất nước chính là “bức trường thành” vững chãi nhất không một thế lực nào có thể phá bỏ. Đối với khu vực Tây Nguyên, việc xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh gắn với thế trận QPTD vững mạnh có ý nghĩa chiến lược quan trọng. “Thế trận lòng dân” ở Tây Nguyên phải được xây dựng trên nền tảng kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của đồng bào các dân tộc thiểu số, lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự

lãnh đạo của Đảng, tính hiệu quả của thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

Thực tế đã chứng minh một cách sống động, trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Tây Nguyên là căn cứ địa cách mạng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giàu truyền thống n nước, đồn kết một lịng theo Đảng, theo Bác Hồ. Thế nhưng trong các sự kiện xảy ra năm 2001 và 2004, hàng ngàn đồng bào bị các thế lực thù địch tuyên truyền, lợi dụng, lơi kéo, kích động tham gia biểu tình, bạo loạn. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần nhận thức rõ ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc, đại đoàn kết tồn dân tộc, thực hiện chính sách đồn kết, bình đẳng, tơn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa các dân tộc Tây Nguyên. Cần nhận thức khu vực Tây Nguyên với tất cả chiều sâu của truyền thống lịch sử, tiềm năng, lợi thế phát triển KT, sức mạnh, bản chất văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Chính vì vậy, q trình xây dựng “thế trận lịng dân” ở Tây Nguyên cũng là quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt chống lại những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của bọn phản động tại các buôn, làng Tây Nguyên. Các buôn, làng tây Nguyên là nơi trực tiếp triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong đó có chủ trương phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN tại cơ sở và cịn là nơi kiểm nghiệm tính hiệu quả của các chủ trương, chính sách đó.

Như vậy, sự ổn định, phát triển bền vững của khu vực Tây Nguyên trước hết là phải được bắt đầu từ sự ổn định, phát triển từ chính các bn, làng Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, công tác xây dựng bn, làng có phần bị bng lỏng, nhiều buôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ln trong tình trạng “trắng đảng viên”, “trắng đồn thể”. Do đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp đã hướng mạnh về cơ sở, thực hiện phương châm: cấp tỉnh nắm chắc đến từng xã, cấp huyện nắm chắc đến từng thôn, buôn, cấp xã nắm chắc đến từng hộ gia đình. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng,

đồng bộ về cơ cấu. Coi trọng, phát huy vai trị tích cực của già làng, trưởng bn, những người có uy tín. Tập trung xây dựng các mơ hình “Bn, làng khơng có người theo kẻ xấu hoạt động tơn giáo trái phép”, “Bn làng khơng có người vượt biên trái phép”, “Làng thanh niên văn hoá”. Tiếp tục xây dựng làng thanh niên lập nghiệp nơi biên giới ở xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, Kon Tum; làng thanh niên lập nghiệp Ia Mơ, xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prơng, gia Lia...

Chính những việc làm trên đã tích cực xây dựng cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và các đồn thể cơ sở vững mạnh, góp phần xây dựng “thế trận lịng dân” ở khu vực Tây Nguyên vững chắc, nhằm làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch mà trực tiếp là bọn phản động Fulro. Đó chính là bài học kinh nghiệm quan trọng để xây dựng thế trận QPTD gắn với “thế trận lòng dân” trên địa bàn Tây Nguyên, góp phần thực hiện tốt chủ trương chiến lược phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w